10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên

Andy Mate , 17:00 31/12/2021 | Esport

Chia sẻ

Lượng tiền đổ vào Esports vẫn ở mức rất cao trong bối cảnh Covid-19 khiến kinh tế thế giới kiệt quệ trong năm 2021.

DraftKings và FaZe Clan

Công ty cá cược và đội tuyển Esports bắt tay không còn là điều mới mẻ, nhưng hợp đồng giữa DraftKings và FaZe Clan trong năm 2021 đã khiến cả thị trường chao đảo vì sức nặng của nó.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 1.

Theo Esports Insider, DraftKings đã tốn hàng chục triệu USD để trở thành nhà tài trợ chính thức của đội CS:GO FaZe Clan, đi kèm một vị trí "đẹp" trên áo đấu của đội tuyển này. DraftKings cũng sẽ bắt tay cùng dàn KoL của FaZe clan làm content trên các nền tảng stream và một "original series" - bộ phim tài liệu.

Thương vụ với DraftKings được ký kết ngay sau khi đội tuyển FaZe clan được định giá 1 tỉ USD vì sắp lên sàn NASDAQ.

Fnatic và ASOS

Vào tháng 9/2021, đội tuyển Fnatic thông báo ký kết thành công bản hợp đồng có thời hạn 3 năm với nhãn hàng thời trang ASOS. Thương vụ này được Esports Insider định giá hơn 20 triệu USD.

Logo của ASOS xuất hiện trên áo đấu năm 2021 phiên bản giới hạn của Fnatic. Ngoài ra, 2 tổ chức cũng bắt tay cho ra bộ sưu tập thời trang với sản phẩm rẻ nhất có giá khoảng 35 USD.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 2.

Rocket League và BMW, Ford, NASCAR, McLaren, Lamborghini

Rocket League là bộ môn Esports liên quan đến xe hơi gần như duy nhất vào thời điểm hiện tại. Vậy nên trong bối cảnh quảng bá bằng game và Esports được ưa chuộng, bộ môn này đã thu về nhiều bản hợp đồng thương mại lớn trong năm 2021.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 3.

Lần lượt Lamborghini, BMW, Ford, McLaren đã xuất hiện trong Rocket League thông qua thiết kế xe phiên bản giới hạn. Không dừng lại ở quảng cáo hiển thị, những nhãn hàng này chấp nhận đầu tư hàng triệu USD để cùng Rocket League xây dựng hệ thống giải đấu Esports riêng. Họ tin rằng lượng người chơi khiêm tốn của trò chơi này là những khách hàng tiềm năng.

G2 Esports và Ralph Lauren

G2 Esports cạnh tranh với Fnatic cả trên sàn đấu lẫn hợp đồng thương mại. Nếu Fnatic tự hào vì ký kết thành công cùng ASOS thì "rạp xiếc" vào tháng 6/2021 cũng bắt tay thành công cùng Ralph Lauren.

Vì Ralph Lauren là hãng thời trang cao cấp nên sản phẩm được bán trên store của G2 có giá rất cao (thấp nhất 100 USD).

Video quảng cáo của G2 và Ralph Lauren

Nicecactus và GCC

Các quốc gia Ả Rập được coi là mảnh đất "màu mỡ" với các tổ chức Esports trên toàn thế giới. Năm 2021, Nicecactus đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chạy đua chiếm thị phần khu vực này.

Cụ thể, Nicecactus đã cùng Mohammed bin Rashid Al Maktoum - Phó Tổng thống, Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) thành lập một liên doanh, đặt mục tiêu xây dựng hệ thống đào tạo tuyển thủ đầu tiên và duy nhất đại chuẩn tại vùng vịnh trong tương lai gần.

Thông tin liên quan đến thương vụ này không được tiết lộ, nhưng vì tiếng nói của 2 phía đều có sức nặng nên được Esports Insider đánh giá rất cao.

- Nicecactus là nền tảng đào tạo game thủ được cho là toàn diện nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

- GCC (Gulf Cooperation Council) - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh là một liên minh chính trị và kinh tế của tất cả các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq, với nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội.

FaZe Clan và DC Comics

Tuyển thủ của FaZe Clan được biến thành những "siêu nhân" thực thụ trong những trang truyện của DC Comics. Đây là thành quả đầu tiên của hợp đồng quảng cáo trị giá triệu USD đôi bên ký kết vào tháng 9/2021.

Trong tương lai, nhiều khả năng FaZe Clan sẽ có một series hoạt hình riêng, tương tự "Arcane" của Liên Minh Huyền Thoại.

Team Liquid và Alienware

Trong thị trường còn non trẻ như Esports, hợp đồng có thời hạn 3 năm được cho là "lâu dài". Vậy nên bản hợp đồng của Team Liquid ký với Alienware xứng đáng là một kỷ lục.

Alienware đã cung cấp linh kiện, PC cho đội tuyển Team Liquid từ năm 2011. Sắp tới để kỷ niệm năm thứ 10 hợp tác, cả 2 tổ chức sẽ cho ra nhiều chương trình khuyến mãi khủng để tri ân người hâm mộ.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 6.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 7.

Belong và Vindex

300 triệu USD là số tiền được Vindix đầu tư vào Belong để xây dựng hàng trăm nhà thi đấu Esports trên khắp lãnh thổ nước Mỹ với mục tiêu đưa những giá trị "online" trong game trở thành "offline". Đây là hợp đồng được ký kết từ năm 2020 nhưng bị chậm mất 1 năm vì dịch Covid-19 bùng phát.

Những nhà thi đấu của Belong và Vindix sẽ cung cấp cho tuyển thủ và fan trải nghiệm "thực tế" nhất có thể bằng công nghệ VR, điều mà đối thủ Nerd Street Gamers, Allied Esports, hay bất kỳ công ty xây dựng và tổ chức giải đấu Esports nào trên toàn thế giới không làm được.

ESL và Intel

Thương hiệu ESL và Intel đã gắn bó với nhau được 20 năm. Để tiếp tục hướng đến tầm cao mới, vào tháng 4 đầu năm nay 2 tổ chức này đã gia hạn hợp đồng đến 2025 với số tiền đầu tư thêm lên đến 100 triệu USD.

TSM và FTX

Với phương châm Esports và Crypto sinh ra là để dành cho nhau, TSM và FTX đã cùng ký kết bản hợp đồng trị giá 100 triệu USD. Qua đó, đội tuyển TSM từ mùa giải năm sau sẽ đổi tên thành TSM FTX. Đây là thương vụ quảng cáo hiển thị có sức nặng nhất trong năm 2021 theo Esports Insider.

10 hợp đồng thương mại lớn nhất Esports thế giới năm 2021: 100 triệu USD cho một lần đội tuyển đổi tên - Ảnh 8.