Triple double liệu có còn là thước đo cho một màn trình diễn tốt ở NBA hiện tại?

Mây , 10:22 28/12/2021 | Bóng rổ

Chia sẻ

Ở thời điểm NBA hiện đại liệu triple double còn có thể làm thước đo cho một cầu thủ xuất sắc nữa hay không.

Triple double hay sở hữu ba chỉ số tích cực trên 10 trong một trận đấu NBA là một điều không hề dễ. Việc cầu thủ phải phân phối sức lực trên cả hai đầu rổ mới có cơ hội mang về thành tích trên rõ ràng khiến không ít fan từng cho rằng đây là thước đo cho một màn trình diễn tốt. Thế nhưng bóng rổ giờ đây dường như rất khó để dùng thông số này cho với mục đích tương tự được nữa.

Triple double liệu có còn là thước đo cho một màn trình diễn tốt ở NBA hiện tại? - Ảnh 1.

Andy Phillip là người đầu tiên thực hiện được cú triple double trong lịch sử NBA

Kể từ ngày lần đầu được thực hiện bởi cầu thủ Andy Phillip thuộc biên chế Philadelphia Warriors (tiền thân của Golden State Warriors) vào năm 14/12/1950, triple double luôn khiến NHM trầm trồ. Oscar Robertson được tất cả nhớ đến không chỉ nhờ chức vô địch NBA 1971 cùng vĩ nhân Kareem Abdul Jabbar hay danh hiệu MVP năm 1964. Huyền thoại gốc Charlotte ghi danh sử sách nhờ mùa giải 1961/1962 huyền thoại nơi ông ghi trung bình triple double cả mùa với 30,8 điểm, 12,5 rebound cùng 11,4 kiến tạo.

Thế nhưng trong một phát biểu mới nhất, vị cựu HLV cùng nhà phân tích NBA uy tín nơi Stan Van Gundy đã tung ra cú tweet gây sự chú ý trong cộng đồng bóng rổ. Ông viết rằng: “Tại NBA, việc một cầu thủ đạt được triple double không đồng nghĩa với màn trình diễn tốt”. Thậm chí tại phần bình luận bên dưới, chuyên gia sinh năm 1959 còn nhận được không ít sự đồng tình đến từ NHM.

Triple double liệu có còn là thước đo cho một màn trình diễn tốt ở NBA hiện tại? - Ảnh 2.

Phát biểu của ông Stan Van Gundy nhận được nhiều sự chú ý

Chuyện gì đã xảy ra với triple double? Vì đâu thứ từng được coi như thước đo sự toàn diện của một cầu thủ ở NBA nay lại bị hạ thấp đến thế? Dù không muốn thế nhưng tác giả vẫn phải dùng ví dụ nơi Russell Westbrook. Rõ ràng MVP 2017 được nhiều người từ lâu chỉ ra như lý do cho sự giảm sút giá trị nơi những cú triple double. Tất nhiên còn phần chìm của tảng băng sẽ được cắt nghĩa thế nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu bề nổi trước hết.

Mùa hè 2016 chứng kiến một trong những “cú đâm sau lưng” nổi tiếng bậc nhất lịch sử NBA khi Kevin Durant từ bỏ OKC thân thuộc và người chiến hữu Russell Westbrook để tới Golden State Warriors. Có lẽ chẳng cần theo dõi NBA thời điểm đó NHM cũng hiểu “thần rùa” bực tức và căm hận như thế nào. Không cần nói thêm nhiều, siêu sao gốc Los Angeles thực hiện một mùa giải báo thù nơi anh đi thẳng một mạch tới danh hiệu MVP.

Russell Westbrook ở mùa 2016/2017 quả thực kinh hoàng

Không chỉ dẫn dắt cả tập thể OKC không một ngôi sao tới Playoffs, Russell Westbrook còn trở thành MVP bất chấp việc đội bóng của anh chỉ đứng thứ 6 trên BXH miền Tây. Sau 55 năm, kỷ lục tưởng chừng vô tiền khoáng hậu nơi huyền thoại Oscar Robertson đã bị Westbrook cân bằng theo một phong cách không thể điện ảnh hơn. Hành trình báo thù của một siêu sao rõ ràng là câu chuyện quá thu hút cho NBA.

Tuy nhiên phàm thứ gì đẹp đẽ ngon lành tới mấy khi được trưng lên quá nhiều cũng gây ngán. Triple double cũng vậy khi thậm chí Russell Westbrook vẫn ghi triple double ở mùa giải tiếp theo, thế nhưng anh còn chẳng nằm trong top 3 đề cử MVP. Thực ra câu chuyện không chỉ nằm ở những con số mà chìm sâu đằng sau ở cách giành được triple double.

Triple double liệu có còn là thước đo cho một màn trình diễn tốt ở NBA hiện tại? - Ảnh 4.

James Harden với danh hiệu MVP xứng đáng vào năm 2018

Ngay từ cuối mùa giải 2016/2017 nơi Russell Westbrook đoạt MVP, đã có nhiều ý kiến cho rằng James Harden mới là người xứng đáng có được danh hiệu cao quý này. Tuy sở hữu dòng thông số kém ấn tượng hơn đôi chút so với “thần rùa” thế nhưng “thần râu” biết cách dẫn dắt tập thể tới thành công. Hậu vệ khoác áo số 13 đưa Houston Rockets tới 55 chiến thắng và nắm giữ vị trí thứ 3 trên BXH. Ngoài ra chính dàn hỏa tiễn Texas cũng bắn nát MVP cùng các đồng đội chỉ sau 5 game đấu ngắn ngủi tại vòng 1 Playoffs.

Điều quan trọng chính là việc không ít NHM nhận ra rằng Russell Westbrook luôn tìm cách cố gắng hết sức nhằm đạt được triple double cho đẹp chỉ số chứ hiệu quả thực lại là con số 0. Có lẽ đến bây giờ khá nhiều fan NBA cũng đã biết về câu chuyện tại trận đấu trước Memphis Grizzlies cuối mùa 2018. Số là đương kim MVP khi ấy thiếu tới 16 rebound để có thể đạt được mùa giải gi trung bình triple double thứ hai liên tiếp.

Russell Westbrook và trận đấu nổi tiếng tranh cướp rebounds của cả đồng đội

Tuy nhiên ở trận đấu đó ngoài việc được đồng đội nhường, ngôi sao khoác áo số 0 còn “trắng trợn” cướp rebound ngay trước mắt khán giả. Kết thúc trận đấu, cựu sao Rockets sở hữu tới 20 cú rebounds. Chắc cũng không cần nói thêm độc giả cũng hiểu rằng việc đạt được triple double đối với Russell Westbrook quan trọng hơn cả thắng lợi của tập thể.

Triple double thực sự có có ý nghĩa khi phản ánh nên màn trình diễn của một cầu thủ thực sự nỗ lực trên cả hai đầu rổ từ phòng ngự, tấn công cho tới tạo điều kiện cho đồng đội. Thế nhưng quả thật nó gần như vô nghĩa nếu biến thành một dạng thành tích cầu thủ muốn giành được. Sự khác biệt ở đây chính là tư duy chơi bóng nhằm đạt được triple double. Có lẽ điều này chính là thứ làm giảm đi giá trị vốn có của thành tích này.

Hãy cố gắng hướng tới chiến thắng thay vì cố giành triple double như thế này

Phải khẳng định lại một lần nữa rằng kể cả khi chơi bóng với mục đích có được triple double cũng không phải câu chuyện đơn giản. Thế nhưng tấm bản đồ về cách đạt được triple double do Russell Westbrook để lại đã khiến không ít cầu thủ đi chệch hướng trong cách thi đấu của mình. Đừng để dòng chỉ số đẹp mắt làm mờ đi mục đích cuối cùng vẫn là giành chiến thắng về cho tập thể.