Nghệ Thuật Đối Kháng: Vì sao võ cổ hay xuất hiện bài quyền và vì sao chúng thường vô dụng?

Khôi Nguyên , 15:22 28/08/2021 | Võ thuật

Chia sẻ

Từ Bắc chí Nam, từ Âu đến Á, mọi môn võ cổ đều có hệ thống bài quyền của riêng nó. Tuy nhiên, trong hiện tại, những thay đổi mà quyền thuật tạo ra thật sự là rất nhỏ. Vậy tại sao nó tồn tại?

Gần như mọi môn võ cổ trên thế giới từ châu Á đến châu Âu đều có hệ thống các bài quyền. Tuy nhiên, những bài quyền ấy đa phần chỉ mang tính biểu diễn là chính trong thời gian hiện đại. Vậy ý nghĩa thực sự của chúng khi ra đời là gì?

Nghệ Thuật Đối Kháng Vì sao võ cổ thường có bài quyền và vì sao chúng thường vô dụng? - Ảnh 1.

Quyền thuật là điểm chung của rất nhiều môn võ cổ

Lịch sử và những hạn chế về thông tin trong quá khứ

Trước khi nhận định xem liệu quyền thuật có thật sự đem đến hiệu quả tập luyện võ thuật, hãy thử đi xa một chút về quá khứ, trong thời kỳ mà khả năng thông tin liên lạc lẫn nhau đều cực kỳ hạn chế.

Như vậy, các sư phụ dạy võ trong quá khứ vốn không thể ghi hình lại các bài tập, kinh nghiệm hay kỹ năng của họ để truyền bá. Họ cũng chưa chắc có thể vẽ lại được các kỹ thuật ấy bởi hội họa cũng là một kỹ năng rất khó.

Nghệ Thuật Đối Kháng Vì sao võ cổ thường có bài quyền và vì sao chúng thường vô dụng? - Ảnh 2.

Hội họa cũng là một kỹ năng khó trong quá trình mô phỏng lại kỹ thuật chiến đấu

Đào sâu hơn một chút, ta cũng có thể nhận ra rằng việc truyền bá triết lý thi đấu, huấn luyện của tông sư cũng cực kỳ khó khăn bởi chỉ cần trải qua chặng đường 10 năm, 20 năm... là thế hệ môn sinh đã không còn có cơ hội tiếp cận tới đại tông sư nữa rồi.

Như vậy, trước các tình hình nan giải đó trong công tác truyền bá võ thuật, các đại tông sư khi sáng tạo ra một môn võ nào đó chỉ còn cách tạo ra những bài quyền để truyền lại cho thế hệ sau. Bài quyền ấy có thể được truyền đi cho 10 người, 100 người... và may mắn có được một vài người hiểu ý nghĩa thực sự của nó để tiếp tục truyền bá võ thuật đi tiếp.

Nghệ Thuật Đối Kháng Vì sao võ cổ thường có bài quyền và vì sao chúng thường vô dụng? - Ảnh 3.

Các vị tông sư khi truyền võ cho 10 người, 100 người thì chỉ có cơ hội gặp được vài người là thực sự hiểu triết lý của ông để tiếp tục truyền bá.

Concept của quyền thuật

Quyền thuật cũng là một hệ thống các đòn thế đơn lẻ được phối hợp với nhau mà tạo thành. Điểm khác biệt khi so các bài quyền cổ với kỹ thuật đánh gió hiện đại đó chính là ở sự linh hoạt. Trong khi các bài quyền cổ có một hệ thống rõ ràng theo từng cấp thì với đánh gió, các võ sĩ có thể tùy biến, điểm cốt yếu là việc tùy biến sáng tạo đó có thực sự hiệu quả hay không mà thôi.

Nếu so với các môn võ hiện đại, quyền thuật hoàn toàn có thể so sánh với kỹ thuật đánh gió (shadow boxing) mà các tay đấm chuyên nghiệp thường tập luyện. Chỉ khác là giờ đây, các võ sĩ hiện đại đã nắm được các concept thi đấu để dễ dàng tự mô phỏng lại đấm gió, còn thời xưa, không phải ai cũng có điều kiện thi đấu để có thể hình dung được concept đó. Vì thế, họ cần có các bài quyền.

Nghệ Thuật Đối Kháng Vì sao võ cổ thường có bài quyền và vì sao chúng thường vô dụng? - Ảnh 4.

Đánh gió (Shadow Boxing) thực chất cũng là một concept khác của việc múa quyền

Ngày nay, do hệ thống thông tin đã phát triển quá mạnh mẽ, quyền thuật thật sự không còn tạo ra nhiều sự thay đổi lớn nữa do người tập có thể dễ dàng tra cứu tư liệu về võ thuật trên internet. Vì thế, giờ đây quyền thuật chỉ còn mang yếu tố văn hóa và truyền thống.

Dù vậy, nói gì thì nói, quyền thuật đã từng là một yếu tố quan trọng định hình sự phát triển của võ thuật thế giới. Nếu không có hệ thống quyền thuật, có lẽ thế giới võ thuật sẽ chẳng thể phát triển được như ngày hôm nay.