Nghệ Thuật Đối Kháng: Giải ảo món binh khí linh hoạt bị hiểu lầm là cục súc

Khôi Nguyên , 15:47 26/08/2021 | Võ thuật

Chia sẻ

Khi lên phim, game... món binh khí này dễ dàng được gán cho các nhân vật to lớn, khỏe mạnh và chậm chạm. Nói cách khác, gần như nó đã trở thành “thương hiệu” cho những nhân vật hữu dũng vô mưu.

Nếu có mẫu binh khi nào bị hiểu lầm nhất thì có lẽ đó chính là những thanh trường kiếm (longsword) và trọng kiếm (greatsword) của châu Âu thời Trung Cổ. Dù cho những thanh kiếm này đã từng khuấy đảo các chiến trường châu Âu một thời gian dài, kích thước của chúng đã khiến chúng trở thành món binh khí "phản diện" trên phim ảnh.

Các dòng trọng kiếm châu Âu mà tiêu biểu là Zweihander khi lên phim ảnh đa phần thường bị gán cho những nhân vật thuộc hình mẫu "brute force", nghĩa là những nhân vật chỉ có sức mạnh nhưng chậm chạp (và đôi khi là thiếu thông minh).

Trường kiếm trong phim ảnh và game thường được mô tả là những món vũ khí nặng và mạnh mẽ, nhưng kém linh hoạt

Tuy nhiên, trong lịch sử thì lại khác, các thanh trọng kiếm này không hoàn toàn "chậm chạp" như những gì người khác nghĩ. Những thanh trọng kiếm trái lại còn có nhiều cách sử dụng hơn so với những thanh kiếm nhỏ gọn khác.

Một video sparring của những người chơi trường kiếm

Trước hết, những thanh trọng kiếm này vốn được cho ra đời để chống lại mũi thương giáo từ kỵ binh. Với điểm cân bằng nằm ở khoảng nửa dưới của lưỡi kiếm, trọng kiếm có thể tạo ra được lực chém mạnh và tận dụng quán tính từ lực chém để xoay chuyển hướng đánh linh hoạt.

Thanh kiếm đủ nặng để gạt (parry) được những mũi thương từ kỵ binh nhưng lại đủ linh hoạt để chuyển hướng tấn công ngay lập tức cho counter hoặc cho những kẻ địch khác trước mặt.

Nghệ Thuật Đối Kháng: Giải ảo món binh khí linh hoạt bị hiểu lầm là cục súc - Ảnh 3.

Các loại kiếm ngắn, nhẹ đôi khi không thể parry nổi các binh khí nặng (clip vui)

Lý do là vì lực gạt (parry) từ cổ tay của kiếm ngắn hoàn toàn không đủ sức để chống đỡ những cú đâm thương nặng lao đến. Và khi bộ binh kiếm ngắn đã bước vào được cự ly đánh thì kiếm ngắn cũng khó gây tác động lên giáp sắt hoặc khiên chắn vì thiếu sức nặng. Trọng kiếm có đủ khối lượng để tạo ra sức công phá lớn để vượt qua những tấm giáp dày.

Một hiểu lầm nữa về việc phân loại trường kiếm, trọng kiếm so với kiếm ngắn không phải là về độ dài lưỡi kiếm mà là về độ dài phần tay cầm của kiếm. Ở đoản kiếm, phần tay cầm ngắn hơn và các kỹ thuật kiếm chém phụ thuộc nhiều vào sự điều khiển của cổ tay.

Nghệ Thuật Đối Kháng: Giải ảo món binh khí linh hoạt bị hiểu lầm là cục súc - Ảnh 4.

Phần chuôi kiếm của trường kiếm và trọng kiếm dài hơn để người sử dụng dễ dàng điều khiển góc chém

Trong khi đó, với trọng kiếm và trường kiếm, phần tay cầm được làm dài hơn để người sử dụng dễ dàng điều khiển sự kết nối linh hoạt (fluid) giữa lực đánh với quán tính những nhát chém. Qua đó, các động kỹ thuật tấn công của trường kiếm và trọng kiếm dù nặng đòn hơn, vẫn có thể dễ dàng đổi góc linh hoạt, khiến các đường kiếm trở nên cực kỳ phức tạp để chống đỡ.

Một vài kỹ thuật đánh trường kiếm điển hình với kỹ thuật tập trung chủ yếu vào phần bẻ hướng đánh bất ngờ

Đối với các trường hợp đối thủ mặc giáp sắt quá dày, người sử dụng cũng có thể tận dụng kỹ thuật cầm kiếm ngược và sử dụng phần chuôi nặng cân bằng làm chùy đánh vào giáp. Hoặc kiếm sĩ cũng có thể nắm vào lưỡi kiếm để điều khiển hướng đâm dễ dàng hơn.

Nghệ Thuật Đối Kháng: Giải ảo món binh khí linh hoạt bị hiểu lầm là cục súc - Ảnh 6.

Một cách sử dụng khác của trọng kiếm và trường kiếm

Có thể nói rằng, kỹ thuật của trường kiếm và trọng kiếm là rất đa dạng và không hề đơn giản như những gì mà các văn hóa phẩm hiện đại thể hiện.