Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7

NGUYỄN ANH DŨNG , 09:14 14/07/2018 | World Cup 2018

Chia sẻ

Italy không được dự World Cup 2018, nhưng người Italy luôn in dấu vân tay của họ trên chiếc cúp danh giá.

cúp

cúp

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 1.

Đến hẹn lại lên, cứ bốn năm một lần, các nghệ nhân tại nhà máy sản xuất cúp và huy chương GDE Bertoni lại chế tác một bản sao của chiếc cúp vàng danh giá. Đội vô địch chỉ được giữ cúp nguyên bản trong thời gian rất ngắn, sau đó phải trả lại FIFA và nhận cúp bản sao mạ vàng.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 2.

Xưởng GDE Bertoni nằm ở thị trấn nhỏ Paderno Dugnano, ngoại ô thành phố Milan, Italy. GDE Bertoni chỉ có vỏn vẹn 12 người. Sản phẩm nổi tiếng nhất của xưởng là chiếc cúp vàng FIFA World Cup. Nhưng ít ai biết, GDE Bertoni còn được tin tưởng "trọn mặt trao hợp đồng" làm rất nhiều danh hiệu quý giá như cúp tai voi Champions League, cúp Europa League, Siêu cúp châu Âu và huy chương Olympic.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 3.

Trở lại với chiếc cúp vàng World Cup. Nhà vô địch được khắc tên vào đế và tạm sử dụng trong một thời gian rất ngắn, rồi đưa trở lại GDE Bertoni để "tút tát", sau đó trao trả để FIFA lưu giữ ở bảo tàng và đợi đến kỳ World Cup tiếp theo.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 4.

Sau mỗi màn ăn mừng chiến thắng với rất nhiều lần truyền tay, chiếc cúp danh giá phần nào bị hư hại, hao mòn. Đó là nguyên nhân cúp thật phải đưa về xưởng để bảo dưỡng. Và suốt từ năm 1974 đến nay, GDE Bertoni vừa lo phần bảo tồn, vừa tạo ra bản sao mạ vàng để chuyển tới tay những nhà vô địch.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 5.

Quy trình làm cúp bản sao như sau: Đầu tiên, một khối đồng được đổ vào chiếc khuôn có hình dạng và thiết kế như cúp vàng thật. Sau đó, thành phẩm được lấy ra khỏi khuôn đúc, nghệ nhân dùng máy để đục, giũa bỏ phần kim loại thừa.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 6.

Ở phần chế tác, người thợ phải tự làm hoàn toàn bằng tay, với một cái đục và búa nhỏ để tinh chỉnh và hoàn thiện các chi tiết.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 7.

Phần đỉnh có hình dạng hai người đỡ quả địa cầu được chăm chút nhất.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 8.

Sau phần chế tác thủ công, người ta đưa chiếc cúp qua bộ phận điện, trải qua một quá trình làm sạch bằng siêu âm kết hợp với dung môi để loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn… Sau đó, nghệ nhân cho cúp vào một cái lồng, nhúng vào bể mạ vàng rồi rửa sạch trong nước cất, tạo ra thứ ánh sáng lấp lánh.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 9.

Đá cẩm thạch màu xanh lá cây Malachite được đính vào đế chiếc cúp. Toàn bộ bề mặt được phun bằng một lớp sơn mài Zapon để bảo quản.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 10.

Cúp được sấy khô, làm sạch một lần nữa và kiểm tra lần cuối cùng trước khi sẵn sàng đem đến trận chung kết World Cup. Toàn bộ quá trình làm cúp mất khoảng… 3 tháng. Ngoài làm cúp vô địch World Cup, GDE Bertoni cũng chịu trách nhiệm chế tác huy chương vàng cho những người chiến thắng. Họ bận rộn suốt năm với đủ loại cúp và huy chương nhưng bận nhất vào mùa làm cúp vàng World Cup.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 11.

Chiếc cúp thật cao 36,8 centimet và nặng 6,1 kg được nghệ nhân Silvio Gazzanigan người Italy chế tác năm 1971 và giới thiệu năm 1974. Mẫu cúp của ông Gazzaniga đánh bại 53 mẫu đến từ 17 quốc gia.

Xưởng sản xuất cúp vàng World Cup sẽ trao cho Pháp hoặc Croatia tối 15/7 - Ảnh 12.

Chiếc cúp thật có trị giá 20 triệu USD, được làm từ 5 kg vàng 18 carat (tỷ lệ 75% vàng) với đế có đường kính 13 cm gồm hai lớp đá xanh (malachit). Chiếc cúp được yêu cầu làm rỗng, bởi nếu được làm đặc, nó sẽ nặng từ 70 đến 80 cân. Dự đoán đến năm 2038 sẽ không còn chỗ để khắc tên các đội vô địch.