Tại Mỹ, tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối chưa có lời giải. Là một người da màu tại Mỹ, cụ thể là da đen, đó sẽ là bất lợi nếu chẳng may bạn không phải một người có tiếng nói hoặc địa vị trong xã hội.
LeBron James là một trong những vận động viên da màu có tầm ảnh hưởng rất lớn cả trong và ngoài sân bóng. Bản thân anh cũng là một người thường xuyên lên tiếng trước những vụ việc liên quan tới nạn phân biệt chủng tộc. Mới đây nhất, ngôi sao của Lakers cũng không thể giữ bình tĩnh khi xem qua clip về cách mà những sĩ quan cảnh sát, những người bảo vệ dân chúng lại áp chế một người da màu đầy bạo lực như vậy.
Toàn cảnh vụ việc viên cảnh sát đè đầu gối lên cổ khiến người đàn ông da màu khó thở trên đường phố nước Mỹ. (Cảnh bảo video có yếu tố bạo lực).
Vào ngày 25/5 vừa qua (giờ Mỹ), toàn thể nước Mỹ đã một phen chấn động với sự lan truyền chóng mặt của một clip trên mạng xã hội. Cùng với những cuộc biểu tình có quy mô lớn trong thành phố, có thể thấy làn sóng phẫn nộ của người dân ra sao.
Cụ thể, video nhận được sự quan tâm như vậy liên quan tới việc một quan chức của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ George Floyd (46 tuổi), người da đen sinh sống ở vùng ngoại ô thành phố. Trong clip được ghi lại, viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ của Floyd trong khi người đàn ông tội nghiệp này liên tục rên rỉ: "Tôi không thể thở được".
Theo thông báo của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis, George Floyd khi đó bị bắt giữ vì nghi ngờ liên quan tới một vụ giả mạo. “Sau khi nghi phạm bước ra khỏi xe theo yêu cầu, anh ta đã chống cự cảnh sát”, dẫn thông tin từ Sở cảnh sát. “Các cảnh sát viên đã còng tay nghi phạm, đồng thời nhận thấy anh ta đang có vấn đề về sức khoẻ”.
Theo ghi nhận của những người dân tại hiện trường, người đàn ông 46 tuổi đã nài nỉ rằng ông ta đang rất đau và không thể thở được. Tuy nhiên viên sĩ quan cảnh sát vẫn tiếp tục đè chân lên cổ ông ta.
Sau khi được đưa tới Trung tâm Y tế Hennepin, George Floyd đã tử vòng. Thông tin về cái chết của Floyd cùng với cách hành xử của những viên sĩ quan cảnh sát khi đó thực sự đã gây rúng động với toàn thể người dân nước Mỹ.
Video trên đã được lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội và tạo nên thành làn sóng dữ dội trên toàn nước Mỹ. Vụ việc này đã khiến hàng trăm người đổ xuống đường biểu tình phản đối cách làm bạo lực của giới quan chức cảnh sát với người da đen cũng như đòi lại công bằng cho George Floyd. Trên mạng xã hội nhiều ngôi sao nổi tiếng đã lên tiếng về vụ việc phân biệt chủng tộc nghiêm trọng này.
Một loạt những ca sĩ nổi tiếng như Snoop Dog, Madonna, Justin Bieber cùng HLV Steve Kerr của Golden State cũng không thể giấu nổi sự bất bình khi biết tới vụ việc.
"Là một người da đen tại Mỹ không nên bị xem là bản án tử hình", thị trưởng thành phố Minneaplis, ông Jacob Frey trả lời họp báo đầy phẫn nộ vào chiều 26/5 (giờ Mỹ). Ông cũng cho rằng đây là một vụ việc nghiêm trọng liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc.
Thị trưởng Frey cũng xác nhận 4 viên cảnh sát liên quan đến vụ việc đã bị sa thải, đồng thời vụ việc này đang được Cục điều tra Liên bang (FBI) và lực lượng hành pháp Minnesota tiếp tục điều tra.
Trước đó vào đầu tháng 5, LeBron James cũng đã lên tiếng về cái chết của một thanh niên da màu 25 tuổi tại bang Georgia. Ở thời điểm đó, vụ việc 2 bố con da trắng nhà McMichael truy đuổi và nổ súng vào Ahmaud Arbery cũng gây chấn động người dân nước Mỹ. Vào thời điểm LeBron James lên tiếng, hung thủ của sự việc này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật mặc dù vụ việc đã diễn ra từ cuối tháng 2.
Hình ảnh hai cha con nhà McMichael nổ súng giết chết một thanh niên da đen đang chạy bộ. (Cảnh bảo video có yếu tố bạo lực).
Điều đáng nói là một trong hai cảnh sát từng có thời gian làm việc cho Sở cảnh sát Brunswick rồi tiếp tục công việc với tư các một điều tra viên cho một văn phòng luật sư. Ở thời điểm vụ việc được khởi tố, hai viên sĩ quan khai rằng tưởng nhầm thanh niên 25 tuổi đang chạy bộ kia giống với một tên trộm đang bị truy lùng.
Nhờ vào sự hỗ trợ của LeBron James và những người nổi tiếng thông qua mạng xã hội cùng làn sóng giận dữ tới từ phía người dân. Hai cha con nhà McMichael hiện đã bị bắt giữ và phải chịu sự trừng phạt trước pháp luật.
Thông qua hai vụ việc gây rúng động trên, có thể thấy nạn kỳ thị chủng tộc, màu da tại Mỹ vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối và khó có thể cải thiện một sớm một chiều. Tại Mỹ, những câu chuyện đáng tiếc như thế này hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu. Điều đáng buồn là nó lại có sự góp mặt của những người nằm trong tay quyền thực thi pháp luật.
Bạn nên quan tâm