Những quyết định đến từ hội đồng kỷ luật của FIFA không phải lúc nào cũng dễ hiểu và hợp tình hợp lý. Điển hình là trong World Cup 2018, giải đấu mà những đội tuyển tham dự đã bị phạt rất nhiều vì vi phạm nhiều điều luật khác nhau.
Mới đây, Thụy Điển vừa bị phạt 70.000 francs Thụy Sĩ (khoảng 95.000 Đô) vì các cầu thủ đi tất không đạt chuẩn khi thi đấu. Trước đó, Croatia cũng mất số tiền tương tự chỉ vì mang loại một loại đồ uống không có trong danh sách những nhà tài trợ cho giải đấu lần này.
Thông điệp của FIFA trước mỗi trận đấu luôn là "Nói không với phân biệt chủng tộc".
Mức phạt Thụy Điển và Croatia phải nhận được đánh giá là rất nặng. Trong khi đó, với tấm biểu ngữ đại diện cho tội diệt chủng của Phát xít Đức và thế chiến thứ 2, các CĐV Nga chỉ bị phạt 10.000 frances Thụy Sĩ (14.000 Đô). Hơn nữa, số tiền này được chính Liên đoàn bóng đá Nga đứng ra chi trả vì họ có trách nhiệm với hành động sai trái của CĐV.
Không chỉ các CĐV, ngay cả Diego Maradona cũng bị lên án vì những hành động ăn mừng quá khích, phân biệt chủng tộc trong trận đấu giữa Argentina và Nigeria ở vòng bảng World Cup. Tuy nhiên, cơ quan đầu não của bóng đá thế giới vừa chính thức thông báo họ sẽ không truy cứu hành vi này thêm. "Cậu Bé Vàng", khách mời VIP của FIFA, chẳng phải nhận một hình phạt nào vì hành động của mình.
Giơ ngón tay thối nhưng Maradona vẫn "bình an vô sự".
Thông qua những vụ việc trên, dễ thấy những sai phạm về luật quảng cáo đang được FIFA coi trọng hơn nhiều so với hành vi không đúng mực của các CĐV và cầu thủ. Chính vì vậy, FIFA đã bị tổ chức Kick It Out chỉ trích thậm tệ trước khi World Cup 2018 diễn ra vì tập trung vào doanh thu quảng cáo nhiều hơn nhiệm vụ loại bỏ phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo khỏi bóng đá.
Tuy nhiên theo James Kitching, chuyên gia luật thể thao, người từng đứng đầu phòng luật pháp của Liên đoàn bóng đá Châu Á, những hình phạt của FIFA hoàn toàn có lý. "FIFA sẽ luôn phạt nặng hơn nếu các cầu thủ vi phạm luật quảng cáo bởi vì những thương hiệu như Coca Cola và Adidas đã trả hàng triệu Đô cho một kỳ World Cup rồi", ông Kitching giải thích với Associated Press. "Nếu các thương hiệu lớn nhận ra họ không được FIFA bảo vệ, giải đấu World Cup sẽ lâm vào tình thế khó xử".
Tính riêng những vụ vi phạm luật quảng cáo, FIFA đã ỏ túi 482.000 francs Thụy Sĩ (khoảng 655.000 Đô) tại kỳ World Cup được tổ chức trên đất Nga này. Trong khi đó, 3 đội bóng có các cầu thủ phạm kỷ luật nói chung bao gồm Argentina, Colombia và Ma Rốc chỉ bị phạt chung 15.000 francs Thụy Sĩ.
Chửi thẳng vào camera nhưng Amrabat chỉ bị phạt hành chính.
Argentina tính đến thời điểm hiện tại là đội tuyển bị FIFA phạt nhiều nhất tại World Cup. Dù phải dừng chân từ khá sớm, LĐBĐ nước này đã phải nộp cho FIFA số tiền 105.000 francs Thụy Sĩ vì hành động thiếu văn hóa của các CĐV. Trong đó, phải kể đến vụ việc các CĐV Argentina xông vào đòi "ăn thua" với Croatia sau khi chứng kiến các cầu thủ con cưng của họ thất thủ 0-3 trên sân.
Bộ đôi Granit Xhaka và Xherdan Shaqiri ăn mừng kiểu "Đại bàng Albania" chỉ bị phạt 10.000 francs Thụy Sĩ chứ không bị cấm thi đấu. Gần đây nhất, Domagoj Vida cũng bị FIFA sờ gáy vì nhắc đến Ukraina trong màn ăn mừng trên MXH.
Bạn nên quan tâm