Năm ngoái, tổng giải thưởng cho nhiều tựa game Esports đã giảm tới 69% khi thế giới phải đối mặt và chống chọi với đại dịch COVID - 19. Thế nhưng, theo dự kiến số tiền thưởng này sẽ tăng trở lại mức cao nhất, khi tổng giải thưởng từ các giải đấu chuyên nghiệp ở nhiều tựa game khác nhau ước tính lên đến 211 triệu đô la (khoảng 5 nghìn tỷ đồng) và đang chờ đợi các tuyển thủ chinh phục.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, thi đấu chuyên nghiệp với các tựa game đang thịnh hành là một cơ hội lớn với khả năng kiếm tiền từ giải thưởng là cực cao. Với nhiều tựa game có tổng giải thưởng có thể lên đến 2 triệu đô la (khoảng 46 tỷ đồng) cho mỗi giải đấu, có rất nhiều cơ hội cho các tuyển thủ có thể tăng thu nhập vào năm 2021.
Dưới đây là danh sách các tựa game phổ biến nhất để chơi và kiếm tiền.
Top 1: Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO)
Counter-Strike: Global Offensive được xếp hạng là một trong những tựa game Esports hay nhất trong vòng năm năm qua. Năm ngoái, tổng giải thưởng của tựa game này bị giảm một phần từ suy thoái kinh tế do COVID-19 gây ra.
Tuy nhiên, nó vẫn thu hút được rất nhiều người theo dõi từ các giải đấu, với việc tựa game này chọn hình thức thi đấu trực tuyến vì lý do dịch bệnh. Bên cạnh đó, nó có đồ họa phong phú và hoạt động trên cả PC và hệ điều hành Consoles.
Thứ hai, CS: GO hoàn toàn miễn phí cho người chơi. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm hiểu cách thức hoạt động và thực hành chơi trước khi trở thành một game thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bởi vì là một trong những tựa game Esports phổ biến nhất, có nghĩa là CS: GO có tính cạnh tranh cao.
Để đảm bảo người chơi cạnh tranh với các đối thủ ngang nhau, CS: GO sử dụng cấp bậc để phù hợp với đối thủ. Các cấp độ bắt đầu từ Bạc I, cho đến Global Elite - thứ hạng cao nhất trong số 18 cấp độ.
Top 2: Dota 2
Dota là một trong những tựa game Esports phổ biến nhất, đặc biệt là khi vấn đề tiền thưởng từ các giải đấu được quan tâm. Trò chơi thuộc sở hữu của Valve này trả tới 224 triệu đô la (khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng) mỗi năm trong các giải đấu. Đây là một tựa game đồng đội với mục tiêu là bảo vệ các căn cứ.
Mỗi đội có năm người chơi điều khiển các nhân vật mạnh mẽ được gọi là Hero (anh hùng). Các Hero có những đặc điểm riêng biệt, vì vậy điều cần thiết là phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của Hero của bạn.
Độ phổ biến của Dota 2 chuyên nghiệp là nó có các giải đấu dành cho người chơi ở nhiều nơi trên thế giới. Trước COVID, các nhà tổ chức sự kiện dự kiến sẽ tổ chức các giải đấu ở nhiều quốc gia bằng hình thức thi đấu trực tiếp. Tuy nhiên, trong những thời điểm khó khăn này, hầu hết các sự kiện đều được tổ chức trực tuyến.
Top 3: Fortnite
Fortnite gần đây đã nhận được những phản hồi không tích cực, nhưng điều đó không có nghĩa là nó là một trò chơi tồi tệ. Nếu bạn đã chơi nó trước đây và thích trải nghiệm này, hãy cân nhắc nâng cao mọi thứ lên một tầm cao mới và trở thành một game thủ chuyên nghiệp hoặc một streamer.
Tất nhiên, hãy bắt đầu bằng việc hoàn thiện các kỹ năng của bạn. Hầu hết mọi người chơi Fortnite một cách tình cờ, vì vậy bạn có rất nhiều người để chơi cùng cho đến khi bạn trở nên thành thạo nó. Điều đó nói lên rằng, nhược điểm lớn nhất của Fortnite là nó không sản xuất nội dung mới thường xuyên như các trò chơi điện tử khác.
Một phàn nàn khác là Fortnite khuyến khích người chơi ẩn náu thay vì ra ngoài chiến đấu. Vì vậy nó ít có tính cạnh tranh cao và khiến người xem nhanh chán, điều đó ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Fortnite với tư cách là một tựa game Esports.
Top 4: League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại - LOL)
Riot Games chi hơn 100 triệu đô la (khoảng 2,3 nghìn tỷ đồng) mỗi năm để hỗ trợ các giải đấu Esports. Đây là một tin tức hấp dẫn mà bất kì game thủ nào cũng muốn nghe khi chọn một trò chơi để biến mình thành một tuyển thủ chuyên nghiệp. Được thiết kế bởi Riot Games vào năm 2009, LOL là một trong những tựa game có sức ảnh hưởng nhất toàn thế giới.
Giải vô địch thế giới, một trong những giải đấu lớn nhất của LOL thu hút giải thưởng lên tới 2,5 triệu đô la (khoảng 58 tỷ đồng). Giải thưởng này không chỉ được hỗ trợ bởi sự tài trợ của Riot Games mà còn từ hơn 10 triệu người xem các giải đấu này trên toàn thế giới.
Đây cũng cung là tựa game đòi hỏi kỹ năng kết hợp với sự đoàn kết từ đồng đội và có tính cạnh tranh cực cao.
Top 5: StarCraft II
Blizzard's StarCraft II từng là tựa game Esports lớn nhất thế giới. Sau đó, nó mất dần tính phổ biến từ khi LOL và CS: GO xuất hiện. Hiện tại, ở năm 2021, StarCraft II vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở châu Á, nơi nó thu hút hàng triệu người chơi cùng lúc.
Không giống như nhiều trò chơi Esports khác, StarCraft II có rất nhiều chế độ chơi đơn. Mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào chế độ bạn đã chọn. Trong Wings of Liberty, mục tiêu là đánh bại những tên lính đánh thuê và đó cũng là cuộc chạy đua với thời gian khi dung nham chảy đến chiến trường với mối đe dọa tiêu diệt căn cứ của bạn.
Top 6: Player Unknown's Battlegrounds (PUBG)
Nếu bạn không thích Fortnite nhưng yêu thích chế độ Battle Royal của nó, PUBG là một lựa chọn thay thế tuyệt vời. Đây là một tựa game rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người chơi trên thiết bị di động. Ở Ấn Độ, trò chơi này đã trở nên phổ biến trong 5 năm qua đến nỗi chính phủ Ấn Độ đã cấm nó trong một thời gian ngắn.
Là một tựa game nhiều người chơi, hầu hết các game thủ chọn thi đấu theo đội. Bằng cách đó, việc quan sát và hỗ trợ lẫn nhau trở nên dễ dàng hơn trong khi đuổi theo hạ gục kẻ địch. Để thành công, bạn cần phải luyện tập trò chơi này khá nhiều mỗi ngày.
PUBG là một trò chơi có tính cạnh tranh cao và việc không hiểu các vũ khí của bạn, phòng thủ hoặc tấn công không hiệu quả có thể khiến đội của bạn bị hạ gục nhanh hơn gặp thất bại liên tục.
Bạn nên quan tâm