5 cách để nhãn hàng lan tỏa thương hiệu với Game và Esports

Andy Mate , 10:27 24/12/2021 | Esport

Chia sẻ

Bằng việc kết hợp nhiều hình thức quảng cáo với nhau, nhãn hàng có thể tiếp cận tệp khách hàng vô cùng tiềm năng thông qua Game và Esports.

Tài trợ - Sponsorship

Cách đơn giản, hiệu quả và được các nhãn hàng sử dụng nhiều nhất hiện nay là sponsorship (tài trợ).

Bằng việc trở thành nhà tài trợ của giải đấu Esports, hình ảnh thương hiệu và sản phẩm của nhãn hàng sẽ xuất hiện xuyên suốt giải đấu đó. Tuỳ vào điều kiện hợp đồng mà đôi khi tên của nhãn hàng còn được xuất hiện luôn cùng tên giải.

Ví dụ như Đấu Trường Danh Vọng mùa xuân 2020 sau khi được Viettel tài trợ đã đổi tên thành Viettel 5G Đấu Trường Danh Vọng. Tổng số tiền thưởng năm ấy cán mốc kỷ lục, 2,2 tỷ VNĐ.

Một giải đấu cũng có thể có nhiều nhà tài trợ. Ngoài tên gọi chính thức, những hạng mục phụ như thành tích cá nhân tuyển thủ, các tình huống thi đấu đỉnh cao thường được nhãn hàng lựa chọn. Ví dụ năm 2020 dù giải đấu là Viettel 5G ĐTDV nhưng thưởng MVP tuần, top những pha xử lý ấn tượng đều gắn liền với CLEAR Men.

Quảng cáo hiển thị - Display Advertising

Mỗi đội tuyển chuyên nghiệp, giải đấu Esports đều chào hàng “vị trí” hiển thị cho nhãn hàng, bao gồm website, áo đấu, gear của tuyển thủ,... Từng “vị trí” này có mức giá quảng cáo khác nhau.

5 cách để nhãn hàng lan tỏa thương hiệu với Game và Esports - Ảnh 1.

Đặt logo lên áo tuyển thủ là cách quảng cáo truyền thống của những hãng gear máy tính

Cuối năm 2019, hãng hàng không Vietjet tạo ra một vụ nổ lớn sau khi quyết định tài trợ cho đội tuyển Team Flash. Ngay lập tức, dàn hảo thủ của Team Flash ở Việt Nam được diện ngay bộ đồ thi đấu mới cùng logo cực lớn của Vietjet ngay trước ngực.

Nhãn hàng và đội tuyển cũng có thể hợp tác đưa ra những sản phẩm chung thể hiện cá tính của cả 2. Lợi nhuận từ doanh số bán hàng sau đó sẽ được chia theo thỏa thuận.

Video trực quan - Online Video

So với quảng cáo hiển thị thì những ấn phẩm video được đánh giá cao hơn về khả năng tạo ấn tượng với khách hàng. Nhờ video, nhãn hàng và nhà phát hành, đội tuyển có thể truyền tải thông điệp dễ dàng hơn. Và trong một ngành công nghiệp thiên về yếu tố “online streaming”, video luôn phù hợp hơn những graphics thông thường.

Các tuyển thủ T1 quảng cáo cho KLEVV

Tổ chức sự kiện - Events

Sự hợp tác giữa nhãn hàng và NPH game, BTC giải đấu Esports và đội tuyển được đẩy lên tầm cao mới bằng sự kiện. Không đặt nặng vấn đề địa điểm, những sự kiện này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, từ trung tâm mua sắm cho đến nhà thi đấu. Quan trọng là họ được tiếp xúc trực tiếp với tệp khách hàng tiềm năng đang hướng đến.

Thông qua việc tổ chức sự kiện, nhãn hàng tin rằng họ sẽ thu về lượng thông tin lớn từ người đam mê game và Esports, bao gồm cách họ lựa chọn và sử dụng tiền bạc với sản phẩm. Nhưng đổi lại, dù đem về sự “awareness” cao nhưng chưa chắc những sự kiện này sẽ có doanh thu.

Quảng cáo thông qua KoL - Influencers

Trong thế giới Esports, chỉ cần có đủ sức hút là mỗi nhân vật đều là một KoL, từ tuyển thủ cho đến BLV. Việc quảng cáo sản phẩm trực tiếp qua họ vì thế cũng không khác bắt tay với NPH Game vì cùng một tệp người quan tâm giống nhau.

Theo thống kê của BannerFlow, những bài quảng cáo trực tiếp thông qua KoL thường đem về lượng tương tác cao hơn khoảng 10%. Tuy nhiên không phải tổ chức Esports, NPH Game hay BTC giải đấu nào cũng cho phép những KoL dưới trướng thoải mái thỏa thuận hợp đồng quảng cáo với nhãn hàng.