Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối

Khôi Nguyên , 14:08 19/11/2020 | Võ thuật

Chia sẻ

BJJ, hay còn gọi là Nhu Thuật Brazil, vốn là một trong những môn võ thực chiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, xung quanh sự thành công của môn võ này lại có nhiều điều gây tranh cãi.

Những trò thách đấu - thật giả lẫn lộn

Trong thời kỳ đầu thành lập, bộ môn BJJ đã luôn cố gắng chứng tỏ sự hiệu quả của mình bằng những trò thách đấu. Thành thực mà nói, đây là một cách khá hiệu quả để quảng bá cho bộ môn trong thời kỳ mà truyền thông hoàn toàn dựa vào báo chí với truyền miệng. Và trong số các gia tộc phát triển BJJ, gia tộc Gracie là gia tộc có "số má" nhất.

Ban đầu, Brazillian Jiu-Jitsu (Nhu Thuật Brazil) vốn chỉ muốn chứng minh bản thân là một môn võ hiệu quả không thua kém Nhu Thuật Nhật Bản. Nhưng về sau, khi đã đạt được ý định ban đầu, nhà Gracie đã có tham vọng lớn hơn: Biến BJJ thành môn võ mạnh nhất thế giới.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 1.

BJJ là một trong những bộ môn grappling hàng đầu thế giới

Không phủ nhận tài năng cũng như công lao của gia tộc Gracie trong sự phát triển của bộ môn BJJ, nhưng cũng vì cái bóng quá lớn của những trò thách đấu, gia tộc này đã dần trở thành nô lệ do chính hình ảnh bất khả chiến bại mà họ tạo nên.

Muốn cho nước Mỹ thấy được sự thống trị của BJJ, Rorion Gracie đã nghĩ ra một kế hoạch đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Ông lên ý tưởng sẽ mời tất cả những võ sư danh tiếng của Mỹ đến thi đấu trên truyền hình. Từ đó khán giả sẽ được chứng kiến sức mạnh của BJJ.

Sự thống trị của BJJ trên võ đài không luật?

Tuy nhiên, trước nhất, Rorion Gracie cần có một võ đài đủ điên loạn để vượt qua hình ảnh võ đài 4 góc của Boxing. Đã có những giai thoại về các ý tưởng khá điên rồ được đưa ra cho giải đấu của Rorion như hàng rào điện, kênh đào cá sấu... Thật may mắn, nhà Gracie đã chọn một võ đài 8 góc với lưới sắt bao quanh.

Năm 1993, một giải đấu võ thuật mới toanh ra đời cùng những võ sĩ đầu tiên lần lượt được giới thiệu là những võ sư Taekwondo, võ sư sumo và Royce Gracie là người đại diện cho bộ môn BJJ. Tất cả đều cùng thi đấu trong một thể thức tự do, điên loạn nhất. Đó chính là kỳ UFC PPV đầu tiên trong lịch sử.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 2.

UFC 1 là tập hợp của những ý tưởng võ đài điên rồ nhất

Với thể hình nhỏ bé, thậm chí, chàng võ sĩ trẻ tuổi Royce Gracie lúc đó vẫn siết ngất hết đối thủ đối đầu anh.

Về sau, Rorion cho biết, ông đã cố tình tạo ra các trận đấu David vs Goliath nhằm chứng tỏ một điều BJJ là môn võ hiệu quả nhất. Thậm chí huyền thoại Rickson Gracie còn từng tuyên bố: "Royce Gracie là thằng cùi bắp nhất trong dòng họ nhà tôi. Chúng tôi chỉ muốn chứng minh rằng một gã tệ như thế vẫn có thể đánh bại thế giới".

Tuy nhiên, những điều hào nhoáng đó chỉ là những gì đã được lịch sử ghi nhận.

Trò dàn dựng tinh vi của gia tộc Gracie

Nhắc đến Gracie, người ta luôn nhớ đến sự thống trị của họ trên các võ đài MMA đời đầu. Tuy nhiên, nếu nhắc về khoản đầu tư kếch xù và sự điều hành của họ tại UFC thời kỳ đầu tiên, đa phần họ không phủ nhận, nhưng cũng chẳng bao giờ muốn nói về nó.

Trên thực tế, nhà Gracie đã sử dụng quyền lực nhà đầu tư để biến UFC trở thành sân khấu cho họ biểu diễn. Chẳng biết Royce Gracie có phải chỉ là một gã tay mơ trong gia tộc Gracie hay không, nhưng chắc chắn, những kỳ UFC đầu tiên có nhiều chi tiết đáng nghi ngờ.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 3.

Royce Gracie chiến thắng tất cả đối thủ tại UFC

Võ đài số 1 hay đấu trường của "Vua lì đòn"?

Mỹ là một trong những cường quốc hàng đầu của thể thao thế giới. Đã từng có một thời gian dài, Mỹ và Liên Xô thay nhau thống trị sân chơi Olympic đến nỗi Thế Vận Hội trở thành những trận "thánh chiến" giữa 2 cường quốc này.

Trong các bộ môn thể thao phát triển của Mỹ, không thể không kể đến những bộ môn hàng đầu như Wrestling, Boxing hay thậm chí là cả những môn du nhập muộn từ nước bạn như Karate, Kickboxing, Muay Thai... Có thể nói, nước Mỹ không thiếu võ sĩ giỏi.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 4.

Trình độ Wrestling của Mỹ đã đứng đầu thế giới từ những thập niên 70-80

Thế nhưng, trái với điều đó, thời kỳ đầu của UFC lại là một nồi lẩu lai tạp giữa những võ sĩ thuộc hàng "thải" của Mỹ với một bảng thành tích chỉ toàn các danh hiệu đặt cho kêu. Hoặc là những võ sư Kung Fu với 5 môn võ động vật, hoặc là những Kickboxer, Boxer với thành tích hay chức vô địch mang tính "lòe". 

Tuyệt nhiên, chẳng có một nhà vô địch đấu vật có hạng nào được mời về tranh tài cho "vui nhà vui cửa". Võ sĩ vật duy nhất ở giải đấu lại là Ken Shamrock, một wrestler không đủ đặc biệt để cho vào profile wrestler tại Mỹ. Huyền thoại MMA này thậm chí còn là một đô vật biểu diễn nổi tiếng tại Nhật Bản trước khi chuyển sang đấu MMA vào năm 1993. Nhưng kể từ khi xuất hiện đến nay, Ken Shamrock vẫn luôn được UFC nhắc đến là một wrestler xuất sắc.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 5.

Ken Shamrock (phải) vốn có xuất phát điểm là một đô vật biểu diễn

Đơn cử như những chức vô địch hạng "siêu nặng" Kickboxing. Trong giới võ đối kháng, các hạng cân siêu nặng thường được các ông bầu xếp vào dạng "freakshow" với nền tảng kinh doanh bán vé dựa trên sự kỳ dị của các võ sĩ tham gia. Rất hiếm các võ sĩ có thể đạt cân nặng 120kg mà vẫn giữ được form thi đấu tốt như Tyson Fury.

Đối với các tổ chức lớn, hạng cân Super Heavyweight là để làm "gia vị" cho những khán giả thích xem của lạ. Còn đối với các tổ chức nhỏ, hạng cân này là trò đùa mua vui cho khán giả. Có thể kể đến võ sĩ Butterbean với các trận tranh đai chỉ kéo dài trong 4 hiệp đấu.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 6.

UFC 1 có đầy những nhà vô địch hạng siêu nặng với thành tích hoài nghi

Để hiểu rõ về loại hình "freak show" này, các bạn có thể đọc qua bài viết này: Hạng siêu nặng: Gánh xiếc "freak show" của mọi giải đấu.

Trong những kỳ UFC đầu tiên, giải đấu này gần như là tập hợp có phần "tạp nham" giữa mọi môn võ với nhau. Bên cạnh đó, trong bảng đấu của Royce Gracie ở kỳ UFC, chỉ có đúng một võ sĩ biết chút ít grappling là Taylor Wily.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 7.

Taylor Wily là cái tên grappling duy nhất trong sự kiện UFC 1

Tuy nhiên, Wily là một võ sĩ Sumo, môn võ tập trung vào kỹ thuật đẩy đối thủ ra khỏi võ đài. Thậm chí, dù có các đòn chưởng và cũng có những pha chưởng KO, mục tiêu chiến thắng của bộ môn Sumo vẫn là đẩy đối thủ ra khỏi vòng đấu. 

Có thể thấy rằng, ngay cả xét về kỹ năng, các đối thủ tại kỳ UFC 1 cũng rất khó có khả năng đánh bại được Royce Gracie, phần vì các kỹ năng nền tảng của họ không có vũ khí chống trả kỹ năng vật của Gracie, phần vì họ cũng chẳng phải một tên tuổi nổi bật nếu so trong làng võ thuật đối kháng thời bấy giờ. Hãy điểm qua một số cái tên dưới đây.

Jason DeLucia: Đây là một võ sư Kung Fu thông thạo môn võ của 5 loài vật (Hổ Quyền, Hạc Quyền, Báo Quyền, Xà Quyền, Long Quyền). Bên cạnh đó, ông là võ sư Taekwondo và Aikido. Mãi sau này, khi đã bị Royce Gracie đánh bại, ông mới học thêm BJJ và thành công tại một kỳ Pancrase (võ đài đối kháng thật dựa trên bộ luật đô vật biểu diễn) ở Nhật Bản sau đó.

Kế đó, phải kể đến những cái tên như Zane Frazier, Roisier cũng chẳng phải là những kẻ thành công mấy trong bộ môn của họ.

Nghi vấn từ chính người trong cuộc

Trước khi đến với Joe Rogan, UFC đã từng chọn Bill Wallace làm BLV. Ông Bill Walace vốn từng cựu vô địch Karate, Kickboxing thế giới, đồng thời từng là vận động viên Wrestling trung học. Do đó, ông hoàn toàn có đủ trình độ để hiểu những gì đã diễn ra trên võ đài MMA non trẻ này.

Dù vậy, Bill vẫn mãi thắc mắc vì sao võ sĩ Taylor Wily, Sumo duy nhất trong sự kiện UFC lại bị xử thua khi vẫn còn khả năng thi đấu.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 8.

Bill Wallace là một võ sư rất nổi tiếng tại Mỹ trong thập niên 80

Taylor Wily, người nổi tiếng với trận thua KO do bị đá vào mặt đến gãy răng, nhưng một vài người vẫn cho rằng đây là một uẩn khúc của UFC. Theo như BLV đầu tiên của UFC, ông Bill Walace cho biết:

"Teila Tuli đã bị đánh gãy răng nhưng vẫn bình tĩnh và hoàn toàn có thể đấu tiếp. Tuy vậy trọng tài đã ngừng trận đấu và xử anh thua vì không thể chiến đấu tiếp. Teila Tuli đã tranh cãi rất nhiều với trọng tài về kết quả trận đấu, anh vẫn liên tục nói tại sao lại dừng trận đấu, tôi vẫn đấu tiếp được. Với việc Teila Tuli bị xử thua thì không ai có thể chống lại được những đòn vật và siết khóa từ Royce Gracie trừ Ken Shamrock-người duy nhất có một chút ít kỹ năng vật. Tuy nhiên, Ken Shamrock cũng đã thua do Royce Gracie dùng gi của mình siết cổ anh".

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 9.

"Thần cước" Bill Wallace trong vai trò BLV UFC

Bill Wallace khẳng định: "Tất nhiên dù có trình độ grappling rất tốt, nhưng phải vật lộn với một tảng thịt 200kg như Wily sẽ chẳng phải là điều dễ dàng với Royce Gracie".

Luật lệ và "ngoại lệ"

Nên nhớ rằng, vào năm 1993, UFC là một hệ thống giải đấu loại trực tiếp. Không hề có giám định, trọng tài cũng không được phép can dự vào trận đấu trừ khi có các pha phạm luật hoặc ai đó bị kết liễu. Wily vẫn còn tỉnh táo, dù có thể sau đấy ông vẫn có khả năng bị hạ gục, nhưng điều này đi ngược lại với tiêu chí đặt ra của UFC trong thời điểm đó.

Thậm chí, trong thời đầu UFC, nhiều trận đấu đã có kết thúc rất bạo lực. Các võ sĩ đứng từ trên cao đạp thẳng xuống đầu kẻ thất thế cho đến khi HLV phải quăng khăn xin hàng. Hay như những pha thúc chỏ đến bất tỉnh của các võ sĩ. Việc trọng tài lao vào dừng trận đấu chỉ bắt đầu được cho phép khi trọng tài John McCarthy thực hiện đầu tiên.

Vén màn sự thật của gia tộc Gracie: Di sản dựa trên sự giả dối - Ảnh 10.

Trọng tài John McCarthy là người tiên phong đã định hình nghề trọng tài MMA hiện đại

Nói cách khác, trong thời điểm UFC 1, việc trọng tài sử dụng luật dừng trận đấu của Taylor Wily là một điều gì đó khá mờ ám. Hay đó chỉ là một ngoại lệ?