Điểm nhấn cho thành công của bộ tứ điền kinh Việt Nam ở nội dung chạy tiếp sức hỗn hợp 400m diễn ra ngày 7/12 nằm ở các bố trí người chạy ngược hẳn với thông thường, thay vì nam - nữ - nữ - nam, lại chọn nữ - nam - nữ - nam. Lần lượt các VĐV Nguyễn Thị Hằng - Trần Nhật Hoàng - Quách Thị Lan - Trần Đình Sơn đã hoàn thành đường đua trong 3 phút 19 giây 50, bỏ xa đội về nhì là Thái Lan - 3 phút 26 giây 09.
Chiến thuật chạy tiếp sức nữ - nam - nữ - nam giúp điền kinh Việt Nam có HCV đầu tiên SEA Games 2019.
Lần lượt từ trái sang phải là các nhà vô địch Quách Thị Lan, Trần Đình Sơn, Nguyễn Thị Hằng và Trần Đình Hoàng.
Chiến thuật "nữ đấu nam" giúp Việt Nam đoạt huy chương vàng điền kinh 4x400m tiếp sức hỗn hợp
Chiều 8/12, Lê Tú Chinh đã xuất sắc vượt qua hai vận động viên nhập tịch của nước chủ nhà Philippines để giành huy chương vàng ở nội dung chạy 100m nữ. Với sự nỗ lực hết mình, cô gái vàng của điền kinh Việt Nam đã trở thành người về đích đầu tiên với thành tích 11 giây 54, hơn đối thủ chỉ 0.01 giây. Ảnh: Hoàng Tùng.
Lê Tú Chinh đã giành chiến thắng khi chỉ hơn đối thủ cực mạnh 1% giây.
Tú Chinh bứt tốc về đích như tia chớp, giành huy chương vàng SEA Games 2019 ở cự ly 100m
Ngày 10/12, Dương Văn Thái đã giành HCV 800m nam, SEA Games 2019, theo một cách không thể ngoạn mục hơn, giữa muôn vàn tiếng la ó phản đối của hàng nghìn khán giả Philippines. Bởi VĐV gốc Mỹ của đôị điền kinh Philippines đã dùng tay cố húc văng Dương Văn Thái. Nhưng Văn Thái vẫn trụ vững, ngược lại Carter James Matheus bị lố đà, hụt bước trong khoảng 1m cuối cùng. VĐV sinh năm 1992 của Việt Nam đã về đích đầu tiên với thành tích 1 phút 49,91 giây, hơn đối thủ vỏn vẹn 0,26 giây. Ảnh: Hoàng Tùng
Dương Văn Thái đã giành chiến thắng ngoạn mục.
Dù bị đối thủ nhập tịch chơi xấu, Dương Văn Thái vẫn bứt tốc ngoạn mục để mang về HCV nội dung 800m
Ngày 3/12 vừa qua, đô cử Phạm Thị Hồng Thanh còn 2 lượt cử đẩy cuối cùng, khoảng cách giữa cô và đối thủ dẫn đầu lên tới 16 kg. Hồng Thanh quyết định bứt phá từ 106 kg lên 124 kg và đã thành công ở lần cử thứ 2, qua đó giành chức vô địch và đem về huy chương Vàng trong lần đầu tiên cô dự SEA Games 30. Sức trẻ, sự liều lĩnh giúp Hồng Thanh đạt tổng cử 214 kg (cử giật 90 kg và cử đẩy 124 kg), hơn vận động viên chủ nhà xếp sau đúng 1 kg.
Hồng Thanh cho biết đây là thành tích tốt nhất cô từng đạt được: "Trong tập luyện em mới lên được 123 kg thôi chứ chưa bao giờ lên được 124 kg. Đây là thành tích tốt nhất trong sự nghiệp của em. Nâng 124 kg ở lượt cuối cũng là chiến thuật của ban huấn luyện".
Hồng Thanh mạnh mẽ vô cùng trên sàn đấu.
Nhưng khi không nâng tạ, cô lại thu hút với vẻ ngoài nữ tính, dễ thương thế này.
Hồng Thanh lội ngược dòng khó tin ở nội dung cử tạ 64 kg nữ.
Ở trận đấu cuối cùng vòng bảng SEA Games 30, thầy trò HLV Park Hang-seo đối đầu "kỳ phùng địch thủ" U22 Thái Lan. Sự lóng ngóng của hàng phòng ngự cùng sai lầm của thủ thành Văn Toản khiến U22 Việt Nam nhận liên tiếp 2 bàn thua chỉ trong 10 phút thi đấu đầu tiên. Tuy nhiên các chàng trai đã nỗ lực giành lại thế trận và có 2 bàn thắng gỡ hoà do công của Tiến Linh. Trận hoà này có ý nghĩa như 1 chiến thắng khi U22 Việt Nam giành được tấm vé vào chơi bán kết còn U22 Thái Lan phải về nước khi vòng bảng khép lại. Ảnh: Tiến Tuấn.
Tiến Linh ăn mừng khi ghi bàn san bằng tỉ số 2-2.
Thủ môn Thái Lan không tin nổi khi đội nhà đánh rơi chiến thắng.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của VĐV Việt Nam tại SEA Games 30 là khoảnh khắc trung vệ Trương Thị Kiều của tuyển nữ Việt Nam cố gắng thi đấu với đùi rớm máu khiến fan xót xa. Các cô gái Việt Nam nhiều người bị thương, chảy máu, căng cơ đau đớn... nhưng đã chiến đấu hết sức mình trong 120 phút ở trận chung kết gặp tuyển nữ Thái Lan. Sự nỗ lực đã đem về trái ngọt khi tuyển nữ Việt Nam có bàn thắng quyết định của Phạm Hải Yến và giành chiến thắng chung cuộc 1-0, lên ngôi vô địch SEA Games 30.
Chương Thị Kiều với đùi trái băng trắng vì bị thương ăn mừng tuyển nữ Việt Nam đánh bại nữ Thái Lan ở trận chung kết SEA Games 30.
Đội trưởng Huỳnh Như phải nhờ thầy cõng ra nhận cúp vô địch.
Ngày 6/12, hình ảnh Phạm Thị Hồng Lệ đổ gục, không thể tự mặc quần dài để lên nhận tấm huy chương của mình sau khi trải qua phần thi khắc nghiệt ở nội dung marathon SEA Games 30, đã khiến không ít khán giả phải rớt nước mắt. Thời tiết nắng nóng gay gắt cùng với những cung đường mấp mô, nhiều dốc lên xuống gần như đã vắt kiệt sức của các vận động viên tranh tài. Hồng Lệ hôm ấy về thứ 3, giành huy chương đồng nhưng nỗ lực của cô ai cũng phải cảm động.
Câu chuyện về Nguyễn Thị Oanh ở SEA Games 30 được kể lại như chiến tích của một nữ chiến binh với sự cố gắng phi thường. Cô gái nhỏ bé chỉ nặng 46kg nhưng đăng ký thi 3 nội dung chạy thì đều giành huy chương vàng, thậm chí còn phá kỷ lục SEA Games. Sáng Nguyễn Thị Oanh chạy 5.000m về nhất. Nghỉ ngơi một lúc, vài tiếng sau, cô lại chạy cực khoẻ ở cự ly 3.000m vượt chướng ngại vật và lại về giành huy chương vàng. Về đích, Oanh ngã lăn ra, tự nể bản thân vì đã chịu đựng được giỏi như vậy. Để Quốc ca Việt Nam được xướng lên tại SEA Games 30, Nguyễn Thị Oanh đã cố gắng như thế đấy.
Ngày 9/12, bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền rơm rớm nước mắt trên bục nhận HCV nội dung 400m nữ. Đây là thành quả cho những hy sinh của cô khi phải trở lại tập luyện chỉ ba tháng sau khi sinh con, và 3 tháng cũng là khoảng thời gian tiếp theo cô phải cho con cai sữa.
Nguyễn Thị Huyền lao vào tập luyện ngay sau khi sinh con và đã giành huy chương vàng SEA Games 30. Ảnh: Hoàng Tùng.
Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đã xuất sắc giành tấm HCV nội dung 1.500m bơi tự do, phá kỷ lục tại SEA Games với thành tích 14 phút 58 giây 14, đồng thời thành tích ở nội dung này cũng giúp anh đạt chuẩn A Olympic 2020.
Huy Hoàng phá kỷ lục SEA Games 400m bơi hỗn hợp | SEA Games 30
Bảng xếp hạng huy chương tại SEA Games 30.
Bạn nên quan tâm