Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu?

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG , 13:27 26/07/2018 | Bóng đá Việt Nam

Chia sẻ

Sau các buổi tập và những trận thi đấu, hình ảnh các cầu thủ chườm đá lạnh hay ngâm mình trong những chậu nước đá không còn xa lạ với NHM. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công dụng thực sự của phương pháp hồi phục này.

Tác động của việc chườm đá đến cơ thể

Khi kết thúc một buổi tập hay trận đấu, các cầu thủ sẽ thả lỏng, đồng nghĩa với việc đưa cơ thể về chế độ "nghỉ". Lúc này, các dòng máu sẽ hỗ trợ việc đưa oxy đến các mạch máu và loại bỏ những chất thải trong quá trình vận động (phổ biến nhất là acid lactic). Quá nhiều Acid Lactic trong cơ thể có thể dẫn đến việc vận động viên cảm thấy nặng nề, tay chân như đeo chì...

Về lý thuyết, khi ngâm mình trong đá lạnh hoặc chườm đá tại một vị trí trên cơ thể, các mạch máu co lại và rút máu khỏi chân khiến bạn cảm thấy tê cóng. Khi bước ra khỏi bồn tắm hay gỡ túi chườm,những dòng máu mới sẽ lập tức tràn ngập đến các vị trí được làm lạnh trước đó, đóng vai trò như một dòng nước xối mạnh, đẩy Acid Lactic ra khỏi cơ thể, đồng thời đem theo nguồn Oxy mới rất lớn.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ (áo đen) áp dụng phương pháp ngâm nước đá cho các cầu thủ từ khá lâu.

Ngoài ra, việc chườm đá cũng giúp cầm máu tại các vị trí bị viêm, hạn chế sưng tấy ở vùng bị tổn thương. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình hồi phục thể lực, các cầu thủ có thể ngâm toàn bộ cơ thể trong nước đá. Đây là phương pháp được khá nhiều đội bóng tại Việt Nam sử dụng.

Sự thay đổi của phương pháp chườm đá lạnh theo thời gian

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, người có quãng thời gian rất dài gắn bó với thể thao Việt Nam, việc sử dụng đá lạnh để hồi phục cho các vận động viên đã thay đổi trong những năm gần đây.

Trước đây, 90% các vận động viên thường chườm trực tiếp các túi đá lạnh khoảng 1-2 độ vào các vị trí bị đau. Tuy nhiên, việc dùng đá quá lạnh như vậy sẽ khiến những vị trí đó có thể bị tê cứng hoàn toàn, điều này rất không tốt cho sức khỏe và có thể làm giảm đi sự linh hoạt của vận động viên trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là sai lầm đã tồn tại từ trước tới nay và cần được thay đổi.

Tại sao các cầu thủ U23 Việt Nam lại chườm đá sau khi tập luyện và thi đấu? - Ảnh 2.

Hiện tại, thay vì sử dụng các túi đá lạnh 1-2 độ, các bác sĩ chuyển sang dùng những túi nước lạnh từ 6-12 độ. Ảnh: Tiến Tuấn.

img_4862
img_4862
img_4865
img_4865

Xuân Trường và trung vệ Bùi Tiến Dũng sau buổi tập sáng 26/7 cũng đã chườm đá ở các điểm đầu gối và mu bàn chân.

Để khắc phục vấn đề này mà vẫn đảm bảo độ khép của các mạch máu, bác sĩ Trọng Thủy chia sẻ ông đã nghiên cứu và hiện tại chuyển sang dùng những túi nước lạnh chỉ khoảng 6 - 12 độ. Đây được cho là sự thay đổi cần thiết để tránh những rủi ro xảy ra với các vận động viên: "Theo nguyên lý thì sử dụng nước đá để hỗ trợ phục hồi chấn thương là chính xác. Nhưng dùng đá quá lạnh sẽ khiến máu không tới được các vị trí bị tổn thương, khiến chấn thương chậm lành, hơn nữa còn tăng khả năng bị canxi hóa, thoái hóa nhanh hơn nếu dùng trong thời gian dài. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều và đang cố gắng để thay đổi thói quen này cho mọi người".

HLV Park Hang-seo "chơi xấu", đạp Minh Vương ngã bổ nhào như Neymar