Theo đó, Trịnh Văn Vinh bị cấm thi đấu từ tháng 2/2019 đến hết tháng 2/2023 và phạt 5.000 USD (khoảng 115 triệu đồng). Nguyễn Thị Phương Thanh nhận án phạt tiền tương tự, bị cấm thi đấu từ tháng 2/2019 đến hết tháng 8/2022.
Trịnh Văn Vinh sinh năm 1995, từng giành HCB ASIAD 2018 môn cử tạ hạng cân 61 kg. Anh nhận được sự đầu tư lớn của thể thao Việt Nam cùng với Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ. Anh cũng được coi là niềm hy vọng vàng của thể thao nước nhà tại SEA Games 2019. Với án phạt cấm thi đấu 4 năm, Trịnh Văn Vinh lỡ dở quãng thời gian đỉnh cao trong sự nghiệp.
Trịnh Văn Vinh giành HCB ASIAD 2018 môn cử tạ hạng cân 61 kg. Ảnh: Hiếu Lương.
Hai VĐV này được IWF kiểm tra mẫu nước tiểu đột xuất vào tháng 11/2018, thời điểm chuẩn bị cho Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc. Đến tháng 2/2019, IWF xác định cả hai mẫu thử đều dương tính với chất cấm.
Về phần Trịnh Văn Vinh, anh cho biết trước đó đã xuống Hải Phòng chữa bệnh, có tiêm thuốc trị đau lưng nhưng không nhớ là thuốc gì và có chất cấm hay không. "Tôi tự đi chữa trị chứ không có yêu cầu ban huấn luyện hay bác sĩ. Khi được HLV đội tuyển báo có kết luận dương tính với mẫu thử, tôi quá bàng hoàng", Trịnh Văn Vinh chia sẻ.
Nguyên nhân bắt nguồn từ chuyện Vinh bị chấn thương lưng, cơ hông, cơ gối và sau khi từ ASIAD 2018 trở về anh không thể tập luyện với khối lượng nặng. Chính điều này khiến Trịnh Văn Vinh phải dùng đến thuốc giảm đau và đưa ra quyết định tự đi chữa trị.
Ông Đỗ Đình Kháng, Vụ phó Vụ Thể thao thành tích cao II kiêm Trưởng bộ môn cử tạ Tổng cục Thể dục Thể thao, cho biết: "Tại ASIAD 2018, Vinh đoạt HCB và khi ban tổ chức tiến hành thử doping cho kết quả âm tính. Như vậy có thể hiểu trong thời gian khoác áo đội tuyển, Vinh không bị phát hiện có kết quả dương tính với chất cấm.
Sau ASIAD 18, chúng tôi trả các tuyển thủ về địa phương để họ thi đấu đại hội thể thao toàn quốc. Có thể do chủ quan nghĩ rằng thi đấu giải quốc nội sẽ không bị thử doping nên Vinh không giữ gìn mà có thể đã vô ý".
Bạn nên quan tâm