Cựu tiền đạo Phạm Văn Quyến (1984) bị kết tội ở vụ án bán độ tại SEA Games 2005 khiến sự nghiệp đỉnh cao của anh chấm dứt luôn từ đấy. Từ cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam, Văn Quyến bị kết án tù treo 2 năm trong phiên toà năm 2007 và cũng hết cơ hội lên tuyển về sau. Hiện tại, Văn Quyến đang làm HLV đội trẻ ở SLNA. Trong vụ bán độ trên, cựu tiền vệ Lê Quốc Vượng (1982) được xác định là chủ mưu và nhận án phạt nặng nhất: 4 năm tù giam. Năm 2009, anh được đặc xá và trở lại với bóng đá. Tuy nhiên, đường sự nghiệp của Quốc Vượng chưa thôi lận đận khi gia nhập CLB nào cũng gặp vấn đề. Cuối cùng, anh giải nghệ năm 2011, xin vào doanh nghiệp ở Nghệ An làm nhân viên và đá bóng phong trào. Ảnh: K.H.
- Một cầu thủ Nghệ An khác là cựu tiền đạo Phan Thanh Hoàn (1982 - áo vàng) cũng từng được triệu tập lên đội tuyển U23 Việt Nam năm 2004, được đánh giá rất cao trước thế hệ Văn Quyến – Công Vinh. Tuy nhiên, lối sống thiếu kỷ luật, có phần quậy phá khiến anh phải giải nghệ sớm ở tuổi 29. Không khó để đọc được những nhận định Thanh Hoàn bị giang hồ rượt đánh, đi bar, trốn đội đi chơi đêm trong quá khứ. Năm 2005, Thanh Hoàn bị chém vào vai phải nhập viện vì tại thành phố Vinh, người gây án là một nhóm giang hồ với lý do Hoàn đi xe máy ngông nghênh và "quậy". Ảnh: K.H.
Năm 2013, tiền vệ Văn Thuận (CLB TPHCM) và thủ môn Văn Công (Hà Nội FC - ảnh) dính vào lùm xùm mặc áo đội U21 Việt Nam đi vào quán bar ở Ninh Thuận vui chơi. Vụ việc khi đó rất được chú ý vì đang trong giai đoạn diễn ra Giải U21 quốc tế Báo Thanh niên. Sau này, Văn Công dù là thủ môn số 1 ở Hà Nội FC nhưng cũng chưa lần nào được gọi lên đội tuyển Việt Nam. Văn Thuận thi đấu ấn tượng, từng 1 lần được triệu tập thời HLV Park Hang-seo nhưng cũng không gây được ấn tượng. Ảnh: GN.
Thủ môn Y Ê Li Ni Ê (giữa) bị "đình chỉ thi đấu 2 trận kế tiếp và phạt 5 triệu đồng" nguyên nhân vì "thi đấu không đúng khả năng mà không có lý do chính đáng trong trận đấu giữa U19 Đắk Lắk và U19 Bình Định ngày 5/3 tại sân Hàm Rồng 5". Ngoài ra, 5 cầu thủ khác của U19 Bình Định cũng chịu án phạt tương tự. Nghi vấn tiêu cực này khiến tương lai của thủ môn sinh năm 2001 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đội tuyển quốc gia, dù vừa cùng U23 Việt Nam tham dự VCK U23 châu Á 2020. Ảnh: Hiếu Lương.
Nhiều cầu thủ Việt Nam trở lại ấn tượng sau khi dính tiêu cực
Về vấn đề này, không thể không kể đến tiền đạo Quốc Anh (1985), thuộc nhóm 7 người tham gia bán độ tại SEA Games 2005. Trở lại với bóng đá năm 2008, Quốc Anh thi đấu ấn tượng, được gọi vào đội tuyển quốc gia, thậm chí còn giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam cùng năm.
Ngoài Quốc Anh, 4 cầu thủ còn lại trong vụ bán độ gồm Lê Bật Hiếu, Văn Trương, Hải Lâm, Châu Lê Phước Vĩnh đều thi đấu tốt ở V.League và được triệu tập lên ĐTQG.
Trung vệ Vũ Như Thành (1981) trở thành "vật tế thần" trong nghi án bán độ của U23 Việt Nam tại JVC Cup 2003, dịp khai trương SVĐ Mỹ Đình. Không đủ bằng chứng kết tội nhưng Như Thành vẫn bị cấm thi đấu 5 năm, sau xuống còn 2 năm rưỡi. Sau này, anh vẫn được gọi trở lại ĐTQG, kết hợp cùng Phước Tứ trở thành cặp trung vệ xuất sắc giúp Việt Nam lần đầu vô địch AFF Cup vào năm 2008.