Mới đây, đơn nam số 1 Việt Nam - Nguyễn Tiến Minh đã có trận đấu đầu tiên tại Olympic Tokyo 2020 gặp tay vợt số 3 thế giới Antonsen. Sau hai set thi đấu, Tiến Minh không thể tạo bất ngờ trước VĐV của Đan Mạch với cùng một tỉ số 21-13.
Ở độ tuổi 38, thất bại này của Minh "ca" là hoàn toàn dễ hiểu. Nhận xét về trận đấu của đàn anh cùng đơn vị, Hải Đăng chia sẻ: "Em xem trận đấu cũng chênh lệch không nhiều, nhưng mà thấy anh Minh đánh cảm giác phong độ cũng không được như ý. Em nghĩ 1 phần là do dịch này anh Minh không được thi đấu và tập luyện nhiều nên không có cảm giác tốt. Kiểu không có nhiều người thi đấu thời gian này. TP.HCM cũng dịch mấy tháng nay rồi nên anh Minh cũng không tập chung được với đội. Bản thân em bấy giờ cũng có được tập đâu, nên e nghĩ a Minh đánh như vậy là tốt lắm rồi".
Cũng là một đàn em thân thiết ở các giải đấu quốc nội và là một tài năng đơn nam Việt Nam, Đức Phát cho rằng trận đấu vừa rồi đàn anh đã làm hết sức có thể vì giờ tuổi của anh Minh cũng đã lớn mà đối thủ cũng "không phải dạng vừa". Hơn thế nữa, Antonsen đang trên đà phong độ vì mới vô địch châu Âu, đứng hạng 3 thế giới nên thua cũng là điều khó tránh khỏi.
Mỗi lần nhắc đến Nguyễn Tiến Minh, không phải ai cũng biết được những câu chuyện khó khăn, vất vả, những thiếu thốn và cả những lần bỏ tiền túi để đi thi đấu quốc tế một mình, mang vinh quang về cho đất nước. Bởi vậy mà trong cộng đồng cầu lông Việt Nam, mọi người thường ví sự nghiệp của anh với câu "đơn thương độc mã". "Đơn thương trong sự nghiệp" và "độc mã" trong thành tích. Không phủ nhận điều đó, Hải Đăng và Đức Phát cũng phải nghẹn ngào tâm sự về những nỗ lực của đàn anh:
"Em nghĩ cũng đúng vì anh Minh so với phần còn lại của cầu lông Việt Nam vẫn còn đẳng cấp cao lắm nên không có ai đủ khả năng đi thi đấu cùng những giải như vậy. Những giải anh Minh đi 1 mình nói chung cũng cô đơn nhưng anh cũng cố gắng nhiều. Thời anh Minh còn đỉnh cao thì cũng hay đi thi đấu và tập huấn xa nhà một mình mà không có HLV hay chuyên gia đi cùng thì câu đó cũng không hề sai.
Hồi trẻ anh Minh hay đi tập huấn nhiều một mình ở Malaysia, Trung Quốc,... cũng ở 1 mình, đi 1 mình khoảng nửa năm tới 1 năm gì đó. Nói chung, mình đi nước ngoài mình có nhiều vấn đề như khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, mình cũng không nói chuyện nhiều, đây cũng là khó khăn và phải thích nghi với môi trường bên đó nữa".
Nhắc thêm về quá trình tập luyện chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020, người em thân thiết cùng đơn vị thi đấu - Hải Đăng có chia sẻ thêm rằng: "Em mới tập 2 năm gần đây với anh Minh, lúc còn trẻ em tập khác nhóm với anh Minh nhưng khi được tập với anh gần đây em thấy anh Minh tuy là lớn tuổi nhưng có sự quyết tâm cao hơn những người còn lại nên anh vẫn duy trì được thể lực, khối lượng tập luyện nhiều nên mới đánh chuyên nghiệp được đến bây giờ. Em với anh Minh cũng tập chung nên là có khó khăn gì 2 anh em cũng trải qua hết. Anh Minh lúc trước cũng đi tập huấn nhiều và có những HLV nước ngoài, phong cách đánh của anh là phòng thủ và chờ đợi cơ hội phản công nên anh cũng nhờ mấy anh em trong đội tập giúp anh bài đó nên ở tuổi này anh cũng không cần sự trợ giúp từ các HLV".
Nguyễn Tiến Minh sẽ có trận đấu cuối cùng tại vòng bảng vào lúc 18h ngày 27/7, gặp tay vợt trẻ của Indonesia kém anh 15 tuổi Ade Resky Dwicahyo.
Bạn nên quan tâm