Có một Chicago Bulls thu nhỏ xuất hiện trong thế giới truyện tranh: Chuyện có thật trong bộ manga Slam Dunk nổi tiếng

NHẬT PHẠM , 07:38 28/04/2020 | Bóng rổ

Chia sẻ

Là một bộ Manga về bóng rổ nổi tiếng ở những năm đầu thập niên 1990, không có gì khó hiểu khi Slam Dunk có sự "xuất hiện" cúa rất nhiều huyền thoại NBA trong thời điểm đó mà đứng đầu chính là Michael Jordan và Dennis Rodman.

Đối với những thế hệ yêu trái bóng cam 8x, 9x Việt Nam, bộ truyện tranh Slam Dunk gần như đã trở thành một phần của thời thơ ấu. Bộ truyện đã trở thành một tiếng vang lớn ở quê hương Nhật Bản của tác giả cũng như tạo ra một cơn sốt mạnh mẽ trên toàn thế giới với hơn 120 triệu bản đã được bán ra.

Có một Chicago Bulls thu nhỏ xuất hiện trong thế giới truyện tranh: Chuyện có thật trong bộ manga Slam Dunk nổi tiếng - Ảnh 1.

Slam Dunk là bộ truyện gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn đọc thuộc thế hệ 8x, 9x trên khắp Việt Nam.

Với việc ra mắt vào những năm của thập niên 1990, thời điểm mà Chicago Bulls dần vươn mình trở thành một đế chế ở NBA, tác giả Takehiko Inoue đã đưa vào bộ truyện của mình rất nhiều hình mẫu từ đội bóng này.

Trong đó, hình tượng dễ nhận biết nhất phải là Dennis Rodman (Hanamichi Sakuragi) và Michael Jordan (Kaede Rukawa) nhờ những đặc điểm tương đồng trong ngoại hình hoặc lối chơi. Bên cạnh 2 cầu thủ quan trọng của Chicago Bulls, màu áo của đội bóng Shohoku cũng gần như lấy nguyên bản từ đồng phục thi đấu của "Chú Bò tót".

Đồng phục của đội bóng Shohoku trông không khác gì so với của đội bóng Chicago Bulls trong những năm 1990.

Các nhân vật trong Slam Dunk được lấy hình tượng từ những huyền thoại NBA nào? - Ảnh 1.

Tóc đỏ, tính khí ngang tàng, ngỗ ngược, kỹ năng tấn công hạn chế nhưng bù lại luôn thi đấu nỗ lực hết mình trong từng trận cùng khả năng rebounds cực chất, không quá khó để nhận ra hình bóng của Dennis Rodman trong Hanamichi Sakuragi.

Các nhân vật trong Slam Dunk được lấy hình tượng từ những huyền thoại NBA nào? - Ảnh 2.

Arm Sleeve đặc trưng ở cánh tay, rất tự tin vào kỹ năng của bản thân nhưng có phần kiêu ngạo, khả năng ghi điểm ở mọi vị trí cùng việc thích giành phần thắng trong các cuộc đối đầu 1-1, Kaede Rukawa được xem là hình mẫu của một Michael Jordan thời trẻ.

Có một Chicago Bulls thu nhỏ xuất hiện trong thế giới truyện tranh: Chuyện có thật trong bộ manga Slam Dunk nổi tiếng - Ảnh 5.

Mặc dù chưa được chính thức xác nhận bởi tác giả Takehiko Inoue, nhưng Kiminobu Kogure được xem là lây hình tượng của Toni Kukoc. Một cầu thủ dự bị chủ lực, IQ bóng rổ cao, tận tụy vì trách nhiệm trên sân và khả năng trám nhiều vị trí là thứ mà cộng đồng so sánh giữa 2 nhân vật này.

Có một Chicago Bulls thu nhỏ xuất hiện trong thế giới truyện tranh: Chuyện có thật trong bộ manga Slam Dunk nổi tiếng - Ảnh 6.

Có thể chỉ là sự vô tình trùng hợp của tác giả Takehiko Inoue, khi HLV Phil Jackson lúc còn dẫn đắt Chicago Bulls những năm 1990 không có ngoại hình y hệt nhân vật HLV Mitsuyoshi Anzai như thế này. Tuy nhiên, khả năng quản lý một đội bóng gồm nhiều cầu thủ có cá tính mạnh mẽ chính là điểm tương đồng lớn nhất.

Tuy nhiên, mặc dù Michael Jordan là ngôi sao của đội bóng Chicago Bulls, nhưng đã có một trường hợp đặc biệt khi tác giả Inoue đã "phá lệ" với nhân vật Eiji Sawakita của đội bóng hùng mạnh Sannoh trong truyện tranh.

Các nhân vật trong Slam Dunk được lấy hình tượng từ những huyền thoại NBA nào? - Ảnh 3.

Nhằm tạo ra một "ngọn núi" để Rukawa vượt qua chính mình, tác giả đã tạo ra một nhân vật vô cùng đặc biệt nhưng lại không phải thuộc đội bóng Shohoku. Cũng Arm Sleeve, cũng tự tin vào bản thân nhưng trầm tính và biết tiết chế hơn, cũng có khả năng ghi điểm mọi vị trí, cũng ưa thích đánh 1-1 và gần như không thể bị cản phá, Eiji Sawakita của Sannoh chính là hiện thân của một Michael Jordan phiên bản hoàn hảo nhất.

Trên đây là những điểm tương đồng lớn nhất giữa đội bóng Shohoku và Chicago Bulls ở ngoài đời thực và được cộng đồng fan trên khắp thế giới đón nhận. Mặc dù Takenori Akagi, Hisashi Mitsui và Miyagi Ryota được lấy cảm hứng từ những cầu thủ khác tại NBA trong thập niên 1990, nhưng chừng đó cũng đã đủ để chứng minh rằng đã có một Chicago Bulls thu nhỏ được tác giả Takehiko Inoue đưa vào trong bộ truyện tranh nổi tiếng của mình.