Những hình thức scam trên Steam ngày càng nhiều với hình thức tinh vi hơn rất nhiều. Bên ngoài khu chợ trên Steam, những người chơi có thể dễ dàng trao đổi item với nhau qua hình thức trade. Nếu trước đây tình trạng gửi offer (đề nghị giao dịch) diễn ra khá dễ nhận biết thì giờ đây những kẻ lừa đảo đã có thủ thuật tinh vi hơn rất nhiều. Họ đã tạo ra 1 game được Steam duyệt, để hình đại diện của game giống với Dota 2 cùng với item hình ảnh item giống với item giá trị gần 1000$ của Dota 2.
Kèo trade khá hấp dẫn khi lời đề nghị trả nhiều cao hơn rất nhiều
Không một ai sẽ chủ động cho bạn tiền trên Steam, nên khi nhận được những offer với số lãi rất nhiều, bạn cần phải cảnh giác. Đây là môt hình thức scam mới xuất hiện trên Steam, nhiều người đã bị lừa bởi thủ thuật quá tinh vi. Item của game Climber có logo và tên hoàn toàn giống với Dragonclaw Hook của Dota 2. Chỉ có tên game là điểm khác duy nhất, khiến những nạn nhân rất dễ bỏ qua. Một nạn nhân của cộng đồng Dota2 Việt Nam đã bị lừa bởi hình thức này với số tiền lên tới gần 10 triệu VNĐ.
Với số lượng item đa dạng trên Steam, có rất nhiều website giúp mọi người dễ dàng trao đổi item của mình lấy item khác. Thông thường, những khách hàng của website khi đề nghị trade với BOT (máy) thì sẽ nhận được 1 offer và dễ dàng chấp nhận offer đó. Một hình thức lừa đảo tinh vi đã lợi dụng điều này, những kẻ xấu thu thập Steam API, hủy offer của BOT đến khách hàng và tạo ra 1 offer y hệt nhau.
Offer của BOT sẽ bị hủy và ngay lập tức có 1 offer khác từ kẻ xấu
Để khắc phục điều này, bạn cần quét virus máy, xóa sạch Extensions trên Chorme, FireFox,..., thay đổi đường link trade, và chọn "Deauthorize all devices" ( đăng xuất khỏi tất cả thiết bị) trên Steam.
Nếu bạn có sở hữu những item có giá trị, sẽ có rất nhiều kẻ muốn lừa đảo bạn. Hãy cảnh giác với những đề nghị mua đồ với giá cao hơn thực tế. Thông thường, kẻ xấu sẽ đề nghị bạn cho item lên một trang web mua bán thứ 3 và họ sẽ trả giá cao hơn thông thực tế. Khi bạn đồng ý, kẻ xấu sẽ giả mạo BOT của trang web và gửi offer tới bạn. Đây là một hình thức khá dễ nhận biết với những người sử dụng Steam.
Đây là một trong những chiêu trò scam điển hình, có ở tất cả các tựa game. Phising links dẫn tới những website giả mạo để bạn đăng nhập thông tin cá nhân (ID và Password, email,... ). Sau khi điền những thông tin vào, kẻ xấu sẽ thay đổi toàn bộ thông tin của bạn và lấy cắp item.
Kẻ xấu sẽ ngỏ ý muốn mua item của bạn qua Paypal. Họ sẽ chấp nhận gửi tiền trước. Tuy nhiên, khi bạn gửi item của mình, kẻ xấu sẽ dễ dàng charge back (lấy lại tiền), và đây là một việc hợp pháp được Paypal chấp nhận. Hãy hạn chế giao dịch với người nước ngoài và tìm tới những trader uy tín tại Việt Nam nếu bạn muốn bán item ra tiền mặt.
Kẻ xấu sẽ gửi cho bạn offer, họ sẽ lấy toàn bộ những item rác, không có giá trị của bạn và trả bằng 1 item có giá cao hơn. Nếu bạn không để ý kĩ càng, bạn sẽ dễ dàng đồng ý và tạm biệt những item giá trị nhất của mình.
Giữa đống rác lại có item tới gần 200$
Có rất nhiều group mua bán item Steam của người Việt Nam. Những group này như một khu chợ thu nhỏ, có rất nhiều người tham gia mua bán tại đây. Những kẻ xấu sử dụng facebook ảo, đăng tin mua bán đồ với số tiền nhỏ chỉ 1-200.000 VND. Khi bạn nghĩ rằng ai thèm lừa ít tiền như vậy mà mang tiếng thì có những kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm.
Vừa bị lừa mà còn nhận được tin nhắn như thế này
Một trong những cách phòng tránh scam tốt nhất trên Steam là đừng bao giờ đồng ý kết bạn với bất kì người nước ngoài nào mà bạn không quen, sẽ không có một ông bụt bất ngờ xuất hiện và cho bạn tiền tại đây. Khi giao dịch, hãy chú ý kĩ thật kĩ những món đồ có trong đó và kiểm tra lại lần 2 khi xác nhận trên điện thoại. Nếu bạn muốn bán ra tiền mặt, hãy tìm những trader uy tín trong group, sử dụng midldle man (người trung gian) nếu giao dịch với người lạ.