Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí

Phúc Cơ , 23:01 23/06/2021 | Võ thuật

Chia sẻ

Boomerang thực tế chưa bao giờ là một món binh khí. Thậm chí, nếu cố ý sử dụng chúng như vũ khí, chúng sẽ gây nguy hiểm đến chính người dùng.

Trên điện ảnh và các sản phẩm giải trí khác như truyện tranh, trò chơi điện tử, boomerang là món vũ khí khá lợi hại bởi chúng vừa mang đặc tính đánh cận chiến, vừa có thể tận dụng như một món vũ khí phóng tầm xa.

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 1.

Boomerang là món vũ khí khá nổi tiếng trong phim ảnh

Tuy nhiên, điều khiến boomerang trở nên nổi tiếng nhất chính là bởi khả năng tự quay trở về tay người sử dụng sau khi được ném đi. Dường như đây chính là điều khiến boomerang trở thành món vũ khí tiện dụng nhất nếu như không xét qua những yếu tố sau.

Boomerang, món vũ khí tệ hại, nguy hiểm và vô dụng

Trên thực tế, boomerang chiến đấu vốn không có khả năng tự quay về tay người sử dụng. Chỉ là với những thiết kế boomerang đặc biệt sẽ khiến chúng có quỹ đạo bay hình elíp.

Với những chiếc boomerang được thiết kế đặc biệt cho việc này, chúng sẽ bị loại bỏ hết các chi tiết sắc nhọn để người sử dụng dễ chụp/bắt hơn. Do đó, cũng khó để sử dụng những món đồ này như một thứ vũ khí.

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 2.

Chỉ có những thiết kế đặc biệt mới khiến boomerang bay theo quỹ đạo hình elíp

Điều khiến boomerang có thể bay theo quỹ đạo elíp là bởi thiết kế mang tính khí động học của nó. Vì thế, boomerang cũng không thể đảm bảo được độ chính xác khi phóng ra. Nói cách khác, việc nhắm mục tiêu để phóng boomerang là gần như bất khả thi.

Và cũng vì tính khí động học này, mỗi khi bị va trúng vào một mục tiêu nào đó, boomerang sẽ ngay lập tức mất gần hết động năng. Như vậy, boomerang vừa không phải là một món vũ khí phóng tầm xa có độ chính xác cao và cũng chẳng có khả năng tự quay về nếu trúng đích. Đáng nói hơn, chúng cũng không đủ nguy hiểm để chặn đứng kẻ thù khi trúng đích.

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 3.

Tai nạn điển hình do phóng boomerang

Boomerang mang tính công cụ nhiều hơn là vũ khí

Thực tế, boomerang vốn chẳng phải được thiết kế để trở thành vũ khí chiến đấu. Boomerang thực chất là một công cụ hỗ trợ dùng để đi săn. Các thợ săn chim sẽ phóng những chiếc boomerang này vào cây cối để đánh động khiến các đàn chim bay lên. 

Đối với một sộ động vật đặc thù như vịt, chúng sẽ lầm tưởng chiếc boomerang đang bay là một loài chim săn mồi và khiến chúng phân tâm để các thợ săn dễ dàng tung lưới tóm gọn cả bầy hơn.  

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 4.

Boomerang vốn được sử dụng nhiều trong săn bắt

Thậm chí, boomerang được chế tạo ra nhiều kích thước khác nhau để còn ứng dụng làm công cụ đánh lửa, đồ chơi, thậm chí là nhạc cụ.

Boomerang nếu được sử dụng trong chiến đấu thực tế được chúng sẽ chỉ như những chiếc chùy thô sơ không hơn không kém.

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 5.

Boomerang chiến đấu thực tế lại được sử dụng như những chiếc chùy thô sơ

Boomerang trên màn ảnh

Dù mang nhiều yếu tố "tự hủy" đến vậy, khi lên màn ảnh, boomerang lại đem đến nhiều thước phim hành động đặc sắc. Thậm chí, nhiều nhân vật nổi trội của điện ảnh cũng là những bậc thầy của boomerang.

Có thể kể đến những nhân vật nổi trội sử dụng boomerang như "The Feral Kid" trong series Mad Max (phiên bản cổ điển do Mel Gibson đóng chính), nhân vật phản diện Captain Boomerang của hãng truyện tranh nổi tiếng DC Comics, nhân vật Sango của bộ manga/anime Inuyasha. 

Boomerang: Giải oan cho món công cụ bị hiểu lầm thành binh khí - Ảnh 6.

Nhân vật Captain Boomerang của DC Comics

Chính môn nghệ thuật thứ 7 đã góp phần khiến cho món vũ khí boomerang trở thành món vũ khí bị đánh giá quá cao giống hệt như cái cách mà điện ảnh đã làm cho Katana trở thành món vũ khí nổi tiếng nhất thế giới.

Nhưng chí ít thì, boomerang vẫn chưa bị các tín đồ binh khí cổ điển cấm cửa như thanh kiếm Katana kia