10 điều luật thú vị trong bóng đá mà có thể bạn không biết tới sự tồn tại của nó. Nguồn: Oh My Goal
Nhà làm luật tin rằng quả bóng phải luôn ở trong tình trạng nguyên vẹn nên điều luật này ra đời. Nếu quả bóng không còn nguyên vẹn, trận đấu phải tạm dừng để thay bóng mới.
Tại Champions League, có một tình huống bóng nổ nhưng bàn thắng vẫn được công nhận. Có lẽ vì trong tình huống đó, quá khó để trọng tài nhận biết bóng phát nổ và cầu thủ còn không biết luật này tồn tại.
Ví dụ: nếu bạn ghi bàn xong cởi áo ăn mừng nhưng VAR từ chối bàn thắng, bạn vẫn sẽ phải nhận thẻ vàng vì hành động ăn mừng không hợp lệ.
Lý giải của nhà làm luật: dù bàn thắng bị từ chối nhưng ảnh hưởng của hành động ăn mừng tới khán giả vẫn y nguyên so với khi bàn thắng được công nhận. Vậy nên, đừng tức giận nếu bạn bị phạt thẻ vàng dù bàn thắng không được tính.
Nếu cầu thủ thực hiện một hành động xuẩn ngốc nào đó trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài hoàn toàn có thể rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của anh này. Hành vi xấu có thể là: chửi trọng tài, xúc phạm đồng nghiệp, đánh CĐV.
Tháng 11 năm 2017, danh thủ Patrice Evra khi thi đấu cho Marseille (Pháp) đã tung một cú kung-fu vào CĐV trong lúc đang thực hiện màn khởi động trước trận. Trọng tài lập tức rút thẻ đỏ và Evra không thể đá trận đấu đó.
Nói một cách đơn giản, nếu trong 120 phút chính thức, đội A có một cầu thủ dính thẻ đỏ thì đội này chỉ còn 10 cầu thủ được đá luân lưu. Đội B, dù không ai dính thẻ đỏ, cũng chỉ được phép có 10 người đá. Điều này nghĩa là 1 cầu thủ đội B tự động bị “truất quyền” đá luân lưu.
Ví dụ ở chung kết World Cup 2006 giữa Pháp và Italy, huyền thoại Zidane (Pháp) bị đuổi trong hiệp phụ và 1 cầu thủ Italy bị “truất quyền" đá luân lưu. Bạn có thể đoán được cầu thủ nào của Italy bị loại khỏi danh sách đá 11 mét? Câu trả lời là tiền vệ Gennaro Gattuso. Anh đã chơi 420 phút suốt giải đấu năm đó nhưng không được đứng cùng đồng đội ở vòng tròn trung tâm trong lúc đá 11 mét.
Chúng ta đều biết trận đấu bóng đá có 2 đội, mỗi đội 11 cầu thủ. Nhưng nếu trước trận đấu, đội của bạn đột nhiên gặp vấn đề kỹ thuật, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu trận đấu chỉ với 7 cầu thủ.
7 cầu thủ là con số tối thiểu để bắt đầu trận đấu. Luật này cũng đồng nghĩa một đội chỉ được phép nhận tối đa 4 thẻ đỏ trong một trận. Khi cầu thủ thứ 5 bị đuổi, trận đấu tự động khép lại.
Lưu ý là luật này không áp dụng với cầu thủ dự bị. Tất cả họ ăn thẻ đỏ cũng không sao, chỉ cần trên sân đủ 7 người là được.
Đây là điều luật chính thức đưa vào áp dụng từ 1/6/2019. Khi hàng rào có từ 3 cầu thủ đội A (đội chịu quả đá phạt) trở lên, cầu thủ đội B không được phép đứng gần hàng rào dưới 1 mét.
Theo nhà làm luật, đội B đứng trong hàng rào của đội A thường gây ra nhiều khó khăn cho trọng tài trong việc kiểm soát trật tự, dẫn đến lãng phí thời gian:
“Không hề có dẫn chứng cụ thể chứng minh cầu thủ đội B có nhiều lợi thế hơn khi đứng trong hàng rào của đội A, thậm chí sự xuất hiện của họ còn chống lại khẩu hiệu ‘Tinh thần của trận đấu’ được FIFA khởi xướng, làm hủy hoại hình ảnh của trận đấu”.
Nếu cầu thủ đội A phát hiện đội B lẻn vào hàng rào, anh ta hoàn toàn có thể báo cáo trọng tài xử phạt.
Thực tế đúng như vậy, cầu thủ sút phạt trực tiếp hoặc ném biên thẳng vào lưới nhà (bóng không chạm vào ai) sẽ không bị tính bàn phản lưới. Trong trường hợp này, đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt góc.
Tuy nhiên, rất hiếm khán giả có cơ hội trải nghiệm điều luật này được thực thi.
Trước đây, đội thắng trong màn tung đồng xu chỉ được chọn phần sân. Nhưng hiện nay, họ có thể chọn giao bóng trước hoặc chọn phần sân.
Trọng tài sẽ không cho cầu thủ đá quả 11 mét nếu phát hiện thủ môn chạm vào cột dọc, xà ngang để uy hiếp tinh thần đối thủ. Điều luật là có thật nhưng hiếm khi thấy trọng tài trì hoãn màn sút vì thủ môn đập vào cột dọc xà ngang.
Sau khi bắt được quả bóng, thủ môn phải đưa nó trở lại trận đấu trong 6 giây. Tuy nhiên không phải lúc nào điều luật này cũng được tuân thủ nghiêm túc, ví dụ như tình huống mà các bạn đang xem.
Nếu bị phát hiện, thủ môn có thể ăn thẻ vàng hoặc khiến đội nhà chịu quả phạt gián tiếp.