Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan "đánh bại" HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên

NHÂN VĂN , 12:12 04/01/2020 | Bóng đá Việt Nam

Chia sẻ

Trang Live Sport Asia đã đưa ra đội hình tiêu biểu của bóng đá Đông Nam Á trong thập kỷ qua, trong đó, vị trí HLV trưởng khiến nhiều người hâm mộ đắn đo.

Cựu HLV đội tuyển quốc gia và U23 Thái Lan Kiatisak Senamuang là người được chọn. Trong khi đó, quan điểm cho rằng HLV Park Hang-seo xứng đáng hơn khi giúp bóng đá Việt Nam tạo nên nhiều thành tích rực rỡ trong 2 năm qua.

Theo lý giải trên Live Sport Asia, HLV Kiatisak Senamuang xứng đáng với vị trí này hơn HLV Park Hang-seo nhờ nhiều yếu tố. Trong đó, ông giúp U23 Thái Lan giành HCV SEA Games năm 2015, đội tuyển Thái Lan thống trị AFF Cup 2014 và 2016. Bên cạnh đó, đội tuyển Thái Lan cũng giành quyền vào vòng loại cuối cùng World Cup 2018 khu vực châu Á.

HLV Park Hang-seo hay Kiatisak Senamuang mới là HLV hay nhất của bóng đá Đông Nam Á trong thập kỷ vừa qua sẽ còn là chủ đề gây tranh cãi. Ảnh: Inter Football - FA Thailand.

Điểm nhấn của HLV Kiatisak là việc ông dẫn dắt Thái Lan trong thời gian dài (4 năm) từ 2014 – 2017. Trong khoảng thời gian này, các đội tuyển Thái Lan mà ông dẫn dắt chơi thứ bóng đá kỹ thuật, không có đối thủ ở Đông Nam Á và xứng đáng được ví là "nhà vua của khu vực".

Tuy nhiên, HLV Park Hang-seo cũng giúp bóng đá Việt Nam lần đầu giành HCV SEA Games, vô địch AFF Cup. Thậm chí, những thành tích như HCB U23 châu Á 2018 hay lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 được khẳng định là tốt nhất trong khu vực ở kỷ nguyên bóng đá hiện đại. Chính vì vậy, những người cho rằng HLV Park Hang-seo xứng đáng chiếm vị trí của Kiatisak cũng có đầy đủ lý do hợp lý. Điểm thua thiệt của HLV người Hàn Quốc chỉ là khoảng thời gian làm việc cùng việc khi rơi vào giai đoạn cuối thập kỷ.

Trở lại với đội hình tiêu biểu, bóng đá Việt Nam xuất hiện 3 cái tên là hậu vệ Trọng Hoàng, tiền vệ Quang Hải và tiền đạo Lê Công Vinh (đã giải nghệ). Những lựa chọn này được đánh giá là chính xác và hợp lý.

Một điểm bất hợp lý khác là việc lựa chọn tiền vệ Evan Dimas của Indonesia vào đội hình tiêu biểu. Tiền vệ sinh năm 1995 hai lần giành HCB SEA Games 2017 và 2019, á quân AFF Cup 2016, một lần vô địch Giải VĐQG Indonesa Liga 1 vào năm 2017 cùng Bhayangkara FC. Thế nhưng, những thành tích này vẫn chưa quá nổi bật so với nhiều tiền vệ của Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia.

Trong đội hình tiêu biểu, 9/11 cái tên vẫn còn đang thi đấu. Tiền vệ Safiq Rahim (Malaysia) và tiền đạo Lê Công Vinh (Việt nam) là hai người đã giải nghệ.

Đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á trong thập kỷ (2010 - 2019) theo Live Sport Asia:

- Thủ môn: Neil Etheridge (Philippines)

- Hậu vệ: Nguyễn Trọng Hoàng (Việt Nam) - Hariss Harun (Singapore) - Theerathon Bunmathan (Thái Lan).

- Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải (Việt Nam) - Evan Dimas (Indonesia) - Safiq Rahim (Malaysia) - Chanathip Songkrasin (Thái Lan)

- Tiền đạo: Teerasil Dangda (Thái Lan) - Lê Công Vinh (Việt Nam) - Shahril Ishak (Singapore).

- HLV trưởng: Kiatisak Senamuang (Thái Lan).

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 3.

Thủ môn Neil Etheridge (1990) đang chơi cho CLB Cardiff City tại Giải hạng Nhất Anh. Mùa giải 2018/2019, anh là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên chơi bóng tại Giải Ngoại hạng Anh. Ảnh: Daily Mail.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 4.

Nguyễn Trọng Hoàng (1989) đang chơi cho CLB Viettel. Anh được xem là hậu vệ cánh phải hay nhất Đông Nam Á thời điểm này. Ảnh: Hiếu Lương.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 5.

Hariss Harun (1990) là cầu thủ trẻ nhất thi đấu tại Giải VĐQG Singapore khi mới 16 tuổi 3 tháng 18 ngày. Anh từng 5 lần giành chức vô địch tại Giải VĐQG Malaysia (2014 - 2016, 2018, 2019) , 1 lần vô địch AFC Cup (2015) trong màu áo Johor Darul Tazim. Ảnh: SFA.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 6.

Theerathon Bunmathan (1990) là cầu thủ đang có giá trị chuyển nhượng cao thứ 3 ở Đông Nam Á, là hậu vệ cánh trái số 1 của khu vực. Anh vừa trở thành cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên vô địch Giải VĐQG Nhật Bản (J.League 1) trong màu áo Yokohama F.Marinos. Ảnh: YFM.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 7.

Nguyễn Quang Hải (1997) là cầu thủ trẻ nhất xuất hiện trong đội hình này. Mới 22 tuổi, Quang Hải đã có 3 chức vô địch V.League, 1 Cúp quốc gia Việt Nam, 1 AFF Cup, 1 HCV SEA Games. Ảnh: Tiến Tuấn.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 8.

Safiq Rahim (1987) là nhân tố chính giúp đội tuyển Malaysia vô địch AFF Cup 2010, trước đó 1 năm, tiền vệ này cùng U23 Malaysia giành HCV SEA Games 2009. Anh có 1 giai đoạn dài được đánh giá là tiền vệ hay nhất khu vực. Ảnh: FAM.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 9.

Evan Dimas (1995) được mệnh danh là "Messi Indonesia". Anh trở thành nhân tố khiến CĐV Indonesia và Việt Nam tranh cãi khi va chạm với Văn Hậu và phải rời sân sớm trong trận chung kết SEA Games 2019. Ảnh: PSSI.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 10.

Chanathip Songkrasin (1993) là đại diện tiêu biểu cho sức mạnh của đội tuyển Thái Lan. Anh là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên ký hợp đồng với 1 CLB Nhật Bản có thời hạn đến 6 năm, phí chuyển nhượng là 2,6 triệu USD (khoảng 57,5 tỷ đồng). Ảnh: Changsuek.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 11.

Lê Công Vinh (1985) là cầu thủ có nhiều pha lập công nhất cho đội tuyển Việt Nam với 51 bàn sau 85 trận đấu. Anh còn ghi được 15 bàn tại AFF Cup, chỉ xếp sau Noh Alam Shah của Singapore (16 bàn) trong lịch sử giải đấu. Ảnh: Lê Thương.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 12.

Shahril Ishak (1984) ghi dấu ấn khi giúp đội tuyển Singapore vô địch AFF Cup 2012. Đặc biệt, anh giúp LionsXII, một CLB của Singapore, vô địch Giải VĐQG Malaysia vào năm 2013. Ảnh: TNP.

Tranh cãi việc huyền thoại Thái Lan đánh bại HLV Park Hang-seo ở đội hình tiêu biểu bóng đá Đông Nam Á của thập niên - Ảnh 13.

Teerasil Dangda (1988) là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên thi đấu tại Giải VĐQG Tây Ban Nha (La Liga) vào năm 2014. Anh cũng có 15 bàn tại AFF Cup, ngang bằng với Lê Công Vinh. Ảnh: MTUTD.