img

Kỳ chuyển nhượng bóng đá là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất, hoặc cũng có thể tồi tệ nhất đối với CĐV. Ví dụ như fan Barcelona và Real Madrid năm nay, họ may mắn được chứng kiến hàng loạt ngôi sao đổ bộ tới tấp xuống đội bóng. Một mùa hè thật tuyệt vời với những CĐV của 2 đội bóng này.

Nhưng có những CĐV chỉ biết thở dài ngán ngẩm khi nghĩ đến tình hình mua bán của đội bóng thân yêu. Arsenal chẳng hạn, ngân quỹ mua người của CLB nằm ở phía Bắc thủ đô London chỉ vỏn vẹn... 40 triệu bảng Anh.

Thị trường chuyển nhượng là một nguồn tin béo bở. Vô số tin đồn, những giả thuyết hài hước và những câu chuyện dài vô tận trên các mặt báo. Ma trận thông tin đủ sức khiến chúng ta bối rối.

Ai là người quyết định phí chuyển nhượng? Một thương vụ chuyển nhượng tự do có thực sự miễn phí? Các CLB bù đắp chi phí mua sắm bằng cách nào? Những người môi giới làm gì và vì sao mọi CLB đều cần họ?

Hãy cùng xem cây viết gạo cội Gabriel Marcotti của ESPN làm sáng tỏ thị trường chuyển nhượng.

spor5-tranfer-eMag_07

A: Chắc chắn có không ít những tin tức như thế. Một số khác không có mục đích câu view nhưng lại được lấy từ những nguồn không đáng tin cậy hoặc được dẫn lại. Khi bạn đọc một tin tức trên báo A nhưng tin này lấy nguồn từ báo B, điều đó có nghĩa báo A không thể kiểm chứng sự chính xác của thông tin.

Một số tờ báo có nguồn tin của riêng họ, đây là câu chuyện rất thú vị. Ví dụ, đại diện một CLB hoặc một người môi giới nói với phóng viên tờ X rằng họ đang quan tâm tới cầu thủ Y của đội Z. Độ chính xác của thông tin ấy chỉ có trời biết đất biết, chẳng ai kiểm chứng nổi. Và nếu nó hoàn toàn là tin bịa đặt thì mục đích của hành động phao tin này chắc chắn để thu hút sự chú ý tập trung vào cầu thủ Y. Một người đọc khôn ngoan cần biết mức độ đáng tin cậy của tờ báo hoặc người đưa tin. Mọi nguồn tin đều có mức độ tín nhiệm, phân thành các cấp (tiếng Anh: tier).

Một trường hợp khác cũng thường xuyên xảy ra là một thông tin chuyển nhượng xuất hiện trên mặt báo ở đất nước A vào hôm thứ ba, xong được dẫn lại ở quốc gia B vào ngày thứ tư, rồi quay trở lại xuất hiện tại quốc gia A vào hôm thứ năm nhưng theo dạng "đã được xác nhận bởi nguồn tin uy tín". Thực chất đấy là một trò úm ba la xì bùa, tất cả những gì cơ quan báo chí ở quốc gia A làm chỉ đơn giản là đăng lại thông tin đó thôi!

Chiêu trò này từng được sử dụng rất nhiều trong quá khứ. Xin cảm ơn internet và luồng thông tin xuyên suốt 24/7 đã khiến nó dần biến mất.

Cái cũ biến mất, thay thế bởi cái mới. Thời đại thông tin bùng nổ nên mỗi tin đồn đều có rất nhiều câu chuyện đằng sau nó.

spor5-tranfer-eMag_10

spor5-tranfer-eMag_12

A: Hầu hết mọi người không biết rằng trong hệ sinh thái chuyển nhượng, luôn có những người biết tất cả mọi thứ đang vận hành. Nguồn tin đơn giản lắm, xung quanh cầu thủ có bạn bè, gia đình và đồng đội. Họ trao đổi với nhau, thế là thành nguồn tin. Rồi thì những người môi giới (hay còn gọi là "cò"), tuyển trạch viên, lãnh đạo các CLB, huấn luyện viên, họ chỉ cần "xì" tin cho phóng viên, lập tức có bài.

spor5-tranfer-eMag_14

A: Cũng tuỳ vào hoàn cảnh. Các CLB đều có phát ngôn viên chuyên cung cấp thông tin cho báo chí. Vị trí này được lập ra để kiểm soát tin tức. Đôi lúc họ từ chối bình luận trước những câu hỏi nhạy cảm và đôi khi, họ nói dối trước báo chí. Tất nhiên cũng có lúc họ kể cho bạn nghe sự thật. Hoặc kể cả khi phát ngôn viên của CLB không nói với bạn, sẽ có những thành viên khác của CLB làm điều ấy, vì thông tin họ nói ra chẳng có ảnh hưởng đến thương vụ.

Hãy lấy câu chuyện Manchester United quan tâm đến Aaron Wan-Bissaka (người bây giờ đã trở thành cầu thủ của MU) làm ví dụ. Câu chuyện đáng bàn là liệu MU có gửi lời đề nghị tới Crystal Palace hay không thôi, còn cái giá MU đặt lên bàn đàm phán bao nhiêu chẳng quan trọng, vì nó không ảnh hưởng đến việc đi hay ở của Wan-Bissaka. Tương tự như vậy với người đại diện. Ai khôn ngoan đều biết khi nào cần nói và khi nào cần giữ im lặng.

Nhiều khi CLB "xì" tin cho truyền thông chỉ vì muốn CĐV được cảm thấy hạnh phúc. Tin đồn chứng tỏ CLB đang cố gắng làm một điều có ích, tin đồn giúp thương hiệu của CLB xuất hiện trên mặt báo và biết đâu đấy, tin đồn còn giúp một thương vụ chuyển nhượng diễn ra. 

Ví dụ điển hình nhất là Gabriel Batistuta, tiền đạo lừng danh người Argentina. Mùa hè năm 2000, CLB AS Roma (Italy) đang tìm kiếm một tiền đạo cắm. AS Roma được báo chí dẫn lời rằng họ nghĩ cái giá 40 triệu USD cho một tiền đạo 31 tuổi là quá cao. 

spor5-tranfer-eMag_17

Chủ tịch AS Roma khi đó, ông Franco Sensi quyết định rằng cái giá này không hợp lý. Nhưng ngay lập tức, HLV của AS Roma hồi ấy, ông Fabio Capello nói với một tờ báo là thương vụ mua Batistuta sắp hoàn tất dù Chủ tịch Sensi kiên quyết nói không. 

Ngày hôm sau, khi phát biểu của Capello xuất hiện trên mặt báo, điện thoại của Chủ tịch Sensi nóng bừng vì hoạt động không ngừng nghỉ. Người hâm mộ tới tấp gọi đến chúc mừng và cảm ơn tham vọng của ông. CĐV hô vang tên Sensi trên đường phố. Bỗng nhiên ngài Chủ tịch trở thành người hùng vì dám phá két. Cuối cùng, Sensi đồng ý mua Batistuta. Ngay mùa giải sau, AS Roma vô địch Italy.

Kể ra điều này để thấy, trong rất nhiều thương vụ, luôn có ít nhất một bên muốn giữ kín mọi chuyện. Thật may mắn vì trong bất kể thương vụ nào cũng có rất nhiều bên tham gia, chắc chắn sẽ có ít nhiều tin tức bị lộ. Thực tế thị trường cho thấy, bên trung gian môi giới cầu thủ hay làm lộ thông tin nhất.

spor5-tranfer-eMag_20

A: Đơn giản vì điều này hoàn toàn trái luật. Chỉ có người đại diện và CLB chủ quản mới được tiếp xúc với cầu thủ để bàn thảo hợp đồng. Người đại diện có thể làm những điều mà một CLB đơn thuần không thể làm. Trước khi CLB chính thức tiếp cận và đưa ra lời đề nghị ký hợp đồng, họ có thể dò hỏi mức lương và thời hạn hợp đồng cầu thủ muốn có. Người đại diện có thể làm hộ CLB những việc này. Thậm chí, người đại diện còn có thể tiếp cận đội chủ quản để biết họ muốn bao tiền.

Tương tự như vậy, nếu bạn muốn bán một cầu thủ để kiếm tiền hoặc để mua người mới tốt hơn, bạn sẽ phải cần đến người đại diện cầu thủ để loan báo thông tin. Hoặc đôi khi, chính người đại diện của cầu thủ sẽ chủ động làm điều này. Nó giúp CLB duy trì hình ảnh trong mắt CĐV (những người không muốn thấy các ngôi sao của đội phải cuốn gói ra đi) và trong mắt chính cầu thủ, những người không bao giờ muốn biết mình là người thừa hoặc không còn đủ khả năng chơi trong đội. Chưa kể đến việc bạn dán một tấm biển "rao bán" vào cầu thủ nào đó, giá của anh ta chắc chắn giảm xuống.

spor5-tranfer-eMag_23

spor5-tranfer-eMag_26

Không hẳn. Thực tế thì những khái niệm như "giá bán" hay "giá thị trường" gần như vô nghĩa. Có nhiều yếu tố quyết định giá trị cầu thủ: tài năng, tuổi tác, quốc tịch (cầu thủ có hộ chiếu châu Âu giá cao hơn), yếu tố homegrown (đội giá lên cao), mức lương hiện tại, thời hạn hợp đồng còn lại với đội chủ quản. Càng ở phân khúc cao cấp, những yếu tố phía sau tài năng càng bị xem nhẹ. Những cầu thủ xuất chúng luôn cực kỳ hiếm và được săn đón, vì vậy CLB luôn xếp xó những yếu tố còn lại khi đưa ra quyết định mua những người như vậy.

Ronaldo chẳng hạn. Tài năng trăm năm có một được Juventus đưa về với giá hơn 120 triệu USD, kỷ lục đối với một cầu thủ ngoài 30 tuổi. 

Hoặc như Eden Hazard, người được Real Madrid mang về với giá 110 triệu USD cộng thêm khoản thưởng bổ sung. Điều này không đồng nghĩa với việc Real Madrid sẵn sàng chi 110 triệu USD mua 10 người nữa. Trên thị trường, cầu thủ đôi khi không phải món hàng.

spor5-tranfer-eMag_29

Thêm một ví dụ nữa cho thấy giá chuyển nhượng phụ thuộc vào mức độ cần người của một CLB. Vào mùa hè 2017, sau cú sốc mang tên Neymar, Barcelona ngồi trên đống tiền 222 triệu euro và có nhu cầu mua gấp một tiền đạo cánh. Họ gây chấn động thế giới một lần nữa bằng cách rút 120 triệu euro mua tài năng trẻ Ousmane Dembele. 

Điều đáng bàn ở đây là Barcelona từng theo sát Dembele và có thể mua anh chàng này với cái giá rẻ hơn nhiều. Hoặc nếu mua từ trước khi mất Neymar, giá cũng rẻ chỉ bằng một nửa. Thời điểm tạo ra sự khác biệt, bạn bị đẩy vào thế đường cùng thì chắc chắn sẽ bị chém đẹp. Kiểu mua bán này diễn ra xuyên suốt lịch sử bóng đá. Bài học rút ra rất đơn giản: rất khó để những đội nhà giàu mua được người với giá rẻ.

Giá chuyển nhượng cũng phụ thuộc vào tên tuổi đội bóng. Hè 2016, Rennes (Pháp) bán tiền vệ trung tâm Abdoulaye Doucoure cho Watford (Anh) với giá 12 triệu USD. Trước đó, có 1 CLB lớn đưa ra lời đề nghị hấp dẫn hơn, trị giá 20 triệu USD, nhưng CLB này chỉ coi Doucoure là phương án B, đề phòng trường hợp không mua được phương án A.

Rốt cuộc, đội nhà giàu kia mua được phương án A nên Watford hưởng lợi, sắm được cầu thủ ưa thích với giá rẻ hơn 40%. 

spor5-tranfer-eMag_31

A: Điều khoản giải phóng hợp đồng cũng là một trong những yếu tố bị thị trường làm méo mó. Ví dụ ở Tây Ban Nha, điều khoản giải phóng hợp đồng bị biến tướng thành điều khoản mua đứt. Trong khi với điều khoản giải phóng tiêu chuẩn, chỉ cần một mức phí nhất định, cầu thủ có thể ra đi.

Cầu thủ sẽ yêu cầu cài điều khoản ấy vào hợp đồng, đổi lại anh ta sẽ phải chấp nhận mức đãi ngộ thấp hơn. Nó là cách cầu thủ đánh cược vào bản thân mình, như muốn nói: "Ok, tôi sẽ đặt một số tiền bảo lãnh. Sau này bất kỳ CLB nào muốn mua tôi sẽ không phải chi ra số tiền lớn hơn thực tế, vậy nên họ có thể cho tôi mức đãi ngộ tốt hơn".

spor5-tranfer-eMag_33

A: Đúng vậy, mặc dù chuyển nhượng tự do là một cách hiểu sai. Khi Emre Can chuyển từ Liverpool sang Juventus theo dạng "chuyển nhượng tự do", Juventus không chỉ làm phình quỹ lương của mình lên để trả cho Emre Can, mà còn phải chi khoảng 18 triệu USD cho cò chuyển nhượng. Tương tự như vậy với những bản hợp đồng của Aaron Ramsey hay Adrien Rabiot mùa hè năm nay.

Một khoản trong số tiền đó được CLB trả để bôi trơn quá trình đàm phán - mặc dù rõ ràng như vậy là xung đột lợi ích - nhưng bóng đá vốn dĩ vận hành theo cách đó. Cũng có khi khoản này được CLB trả để làm vừa lòng cầu thủ. 

spor5-tranfer-eMag_36

spor5-tranfer-eMag_39

A: Phần lớn mọi người vẫn không hiểu cách các đội bóng suy nghĩ về chi phí họ phải bỏ ra cho một cầu thủ. Trước khi hạ quyết định mua người, họ tính toán trừ dần khoản chi phí bỏ ra trong suốt thời hạn hợp đồng. Tức là với cầu thủ X, gia nhập đội bóng Y với mức giá 50 triệu USD, hưởng lương 5 triệu USD mỗi mùa, thì cầu thủ này khấu hao của đội bóng 15 triệu USD mỗi mùa (10 triệu USD tiền chuyển nhượng và 5 triệu USD tiền lương).

Ngược lại, nếu cầu thủ Z đến đội bóng Y theo dạng miễn phí chuyển nhượng nhưng nhận lương tới 20 triệu USD mỗi mùa, anh ta sẽ khiến CLB tiêu tốn nhiều tiền hơn hẳn so với cầu thủ X.

Nhưng cái gì cũng có mặt trái. Giả sử sau 2 năm, cả 2 người này đều chơi tồi nên CLB muốn tống khứ họ đi. Trong trường hợp của cầu thủ X, nếu bán với giá 30 triệu USD thì câu lạc bộ sẽ được hoàn tiền vì số tiền này là giá trị còn lại trong hợp đồng của anh ta. 

Còn đối với cầu thủ Z, bất kỳ mức giá nào CLB cũng có lãi vì họ không mất tiền để mua anh ta về. Nhưng nên nhớ với mức lương 20 triệu USD mỗi mùa, sẽ rất khó có đội bóng nào dám xuống tay. Trường hợp của Alexis Sanchez (Manchester United) chính là ví dụ điển hình.

Chính vì yếu tố khấu hao, CLB chọn cách ký một bản hợp đồng dài hạn với cầu thủ, rồi sau 1, 2 năm lập tức tiến hành gia hạn. Lại quay về cầu thủ X, sau 2 năm thi đấu, anh ta được gia hạn thêm 5 năm nữa, lương tăng lên 6 triệu USD mỗi mùa. Cầu thủ đó hẳn rất vui vì lương tăng 20%. Nhưng CLB cũng vui vì họ có thể phân bổ giá trị còn lại trong bản hợp đồng của anh ta (30 triệu USD) thêm nhiều năm hơn. Từ 15 triệu USD mỗi mùa, nay cầu thủ X chỉ còn tiêu tốn của đội bóng 12 triệu USD mỗi mùa.

Hóa ra, đội Y tăng lương cho cầu thủ X thêm 20% nhưng lại tự tiết kiệm cho mình 20% chi phí. Đây là cuộc chơi đôi bên cùng có lợi.

Internet
Jordy

Nguồn: ESPN